Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lạnh rét “châm ngòi” nhiều bệnh trẻ em

Nhiệt độ thấp là thời điểm thuận lợi để “thổi bùng”, thậm chí khiến những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trở nên tồi tệ hơn.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo: thay vì cấm trẻ vui chơi ngoài trời, các bậc phụ huynh hãy tăng cường sức đề kháng cho con để trẻ khỏe mạnh và thoải mái làm điều mình thích.

 

4 chứng bệnh trẻ dễ mắc khi trời lạnh

Cảm cúm: Cảm cúm là những bệnh về đường hô hấp mà trẻ nhỏ hay mắc phải, nhất là vào mùa lạnh. Trẻ em thường bị cảm cúm 6 -7 lần trong một năm, trong có khoảng 10-15% trẻ bị cảm cúm nhiều hơn 12 lần/năm. Trong năm đầu tiên đi nhà trẻ, trẻ em có tần suất mắc bệnh cao hơn 50% so với trẻ được chăm sóc tại nhà.

Các chuyên gia y tế cho biết: Nếu không được điều trị dứt điểm, cảm cúm sẽ tái phát nhiều lần và biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tai, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp,… thậm chí tử vong.

Tiêu chảy: Tiêu chảy cấp do rotavirus hay tiêu chảy mùa đông là bệnh nhiễm khuẩn dạ dày ruột cấp do virus Rota gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là lứa tuổi từ 3-24 tháng. Sau 1-4 ngày lây nhiễm, trẻ có các biểu hiện bệnh đi ngoài nhiều lần, phân lỏng không thành khuôn hoặc toàn nước. Ở một số trẻ, tiêu chảy còn gây nôn kèm theo đau bụng. Biến chứng nguy hiểm của bệnh là mất nước và điện giải quá nhiều dẫn đến trụy mạch, thậm chí là tử vong nếu không được bù nước và điện giải kịp thời.

Viêm mũi: Viêm mũi thường gặp ở trẻ nhỏ từ khoảng 6 tháng tuổi đến 7 - 8 tuổi. Đây là tình trạng viêm niêm mạc của hốc mũi và vùng họng mũi, vì khả năng miễn dịch ở trẻ còn kém nên rất dễ bị bệnh. Viêm mũi khiến trẻ khó chịu, nghẹt mũi và khó thở. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm tai, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp…

Viêm phế quản: Viêm phế quản là một dạng viêm nhiễm hay sưng viêm ở những đường thở lớn trong phổi. Bệnh thường khiến trẻ bị ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao. Khi bị viêm phế quản, trẻ thường thở khò khè hoặc khó thở, thậm chí ngừng thở, ăn ngủ kém, hay bị nôn trớ.

Sức đề kháng tăng, bệnh dịch giảm

Để trẻ có đủ sức khỏe chống lại dịch bệnh, các bậc phụ huynh cần nâng cao khả năng miễn dịch cho con bằng cách cho trẻ ăn đủ khẩu phần ăn với đầy đủ 4 nhóm thực phẩm, đặc biệt là các thực phầm chứa vitamin A, vitamin C.

Bên cạnh đó, cần cho trẻ tăng cường tiếp xúc với những người khỏe mạnh trong môi trường bên ngoài. Việc làm này không những giúp trẻ tăng cường khả năng miễn dịch mà còn giúp trẻ phát triển tâm lý lành mạnh và khả năng sử dụng ngôn ngữ phong phú. Tuy nhiên, cha mẹ nên tránh đưa trẻ đến những nơi ồn ào, không khí không trong lành như chợ, bến xe….

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần cho trẻ ăn bổ sung thêm bữa phụ, uống thêm sữa, nước cam, uống nhiều nước hoặc sử dụng các sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ.

Theo Sức khỏe và Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 07/09/2024

    Chuyên gia chia sẻ cách “sử dụng” thời gian hàng ngày để kéo dài tuổi thọ

    Nathan K. LeBrasseur, chuyên gia hàng đầu về lão hóa tại bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ), khẳng định rằng lối sống lành mạnh chính là chìa khóa để ngăn ngừa nhiều bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.

  • 07/09/2024

    Lý do bạn nên hiến máu thường xuyên

    Hiến máu là một nghĩa cử nhân đạo và cao đẹp. Hành động này không chỉ giúp cho những bệnh nhân đang cần máu mà còn tốt cho sức khỏe người hiến tặng.

  • 07/09/2024

    Vũ khí bí mật chống lại viêm nhiễm phụ khoa

    Probiotics là các vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe, thường được tìm thấy trong các thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi, dưa chua hoặc dưới dạng thực phẩm bổ sung.

  • 07/09/2024

    Những thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt

    Trang điểm là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, các chuyên gia về thị lực cảnh báo một số thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt.

  • 06/09/2024

    Đôi môi nói lên điều gì về sức khỏe?

    Đôi môi căng mọng, mềm mại giúp gương mặt tràn đầy sức sống. Trái lại, một vài dấu hiệu sau cho thấy đôi môi đang “lên tiếng” cảnh báo bạn cần quan tâm đến một số vấn đề sức khỏe.

  • 06/09/2024

    Béo phì ảnh hưởng đến làn da thế nào?

    Tình trạng thừa cân, béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đái tháo đường, mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe làn da. Một vài vấn đề da liễu có liên hệ mật thiết với cân nặng của bạn.

  • 06/09/2024

    Những điều cần biết khi bạn dị ứng penicillin

    Dị ứng penicillin là phản ứng của hệ thống miễn dịch của bạn với thuốc kháng sinh penicillin. Kể từ những năm 1940, penicillin đã trở thành loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Nhưng một số người gặp phản ứng xấu khi sử dụng loại kháng sinh này.

  • 06/09/2024

    Nước ép củ cải đường có thể giúp hạ huyết áp

    Các nghiên cứu cho thấy nước ép củ cải đường có thể giúp hạ huyết áp tự nhiên và bảo vệ tim mạch.

Xem thêm