Mùa đông là thời điểm năm virus dễ dàng lây lan và ảnh hưởng sức khỏe của mọi người, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh là trường hợp cần được chăm sóc và hỗ trợ liên tục của người lớn cho đến khi có thể tự thực hiện mọi hoạt động.
Khi thời tiết lạnh giá, hệ miễn dịch non yếu của trẻ sơ sinh càng suy giảm, khiến các bé trở thành mục tiêu dễ nhiễm virus, mắc bệnh và nguy cơ ốm đau tăng cao. Trẻ chủ yếu mắc các vấn đề về đường hô hấp, cảm lạnh, viêm phổi..., đây đều là những bệnh rất nguy hiểm.
Dưới đây là những lời khuyên hữu ích giúp bạn bảo vệ sức khỏe tổng thể của con để đảm bảo trẻ luôn khỏe mạnh trong suốt mùa đông.
Giữ ấm cho trẻ
Đây là việc làm quan trọng nhất với trẻ sơ sinh khi nhiệt độ môi trường xuống quá thấp. Lúc này, cha mẹ phải cho trẻ mặc đủ quần áo ấm, đặc biệt chú ý giữ ấm cho thóp, tai và bàn chân bằng tất, mũ len dày.
Cha mẹ không nên mặc quá nhiều lớp quần áo chật cho bé. Ngay cả khi trời lạnh, trẻ vẫn bị đổ mồ hôi. Vì vậy, nếu mặc đồ quá chật có thể khiến mồ hôi không thoát ra ngoài, tăng nguy cơ nhiễm lạnh. Đặc biệt, khi ở trong nhà, trẻ không cần mặc quá nhiều quần áo vì chúng sẽ khó chịu. Thay vào đó, hãy để trẻ mặc vừa phải, thông thoáng, có thể ủ ấm thêm bằng cách ôm bé hoặc đắp chăn.
![]() |
Vào mùa đông, trẻ sơ sinh dễ nhiễm virus, mắc bệnh do hệ miễn dịch kém. Ảnh: Blogspot. |
Không sử dụng chăn nặng
Đắp chăn để giữ ấm cho con là cách giúp bé ngủ ngon vào mùa đông. Nhưng đó không phải là cách an toàn nhất để giữ ấm cho con. Nếu bạn sử dụng chăn dày, trẻ sẽ không thể cử động cánh tay tự do, gây khó chịu. Thậm chí, chăn có thể bị kéo lên mặt, tăng nguy cơ ngạt thở. Do đó, bạn nên dùng chăn nhẹ và giữ nhiệt độ phòng ở mức tối ưu.
Sử dụng máy tạo độ ẩm
Nếu bạn sống ở những vùng khí hậu lạnh, việc sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng của bé trở nên cần thiết. Vào mùa đông, nhiệt độ giảm mạnh, vì vậy, bạn nên sử dụng hệ thống sưởi ấm hoặc máy sưởi di động trong phòng của bé.
Nếu bạn sử dụng thiết bị sưởi, nó có thể lấy đi hơi nước trong phòng, làm cho không khí khô, khiến da của bé bị khô. Do đó, bạn hãy lắp đặt máy tạo độ ẩm trong phòng để độ ẩm được duy trì ở mức tối ưu.
Massage thường xuyên cho bé
Massage sẽ kích thích lưu lượng máu trong cơ thể và tăng cảm giác khỏe mạnh, gián tiếp tăng cường khả năng miễn dịch của bé. Cha mẹ có thể dùng tinh dầu tự nhiên để massage nhẹ nhàng cho con. Trong khi massage, bạn cần đảm bảo nhiệt độ phòng ấm áp để tránh con bị cảm lạnh.
Cho con bú sữa mẹ
Sữa mẹ chứa các kháng thể và chất dinh dưỡng giúp tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ và bảo vệ bé khỏi các bệnh thông thường. Vì vậy, ngay cả khi bạn đã bắt đầu cho trẻ ăn dặm, hãy tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ. Ngoài ra, trong khi cho con bú, hơi ấm của cơ thể bạn cũng sẽ giúp bé thư giãn.
![]() |
Sữa mẹ giúp tăng cường hệ miễn dịch non yếu của trẻ. Ảnh: Parenting. |
Sử dụng kem dưỡng ẩm
Làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và không khí mùa đông khắc nghiệt có thể khiến da bị khô. Nếu bạn muốn giữ cho làn da của con luôn mềm mại và dẻo dai, hãy sử dụng loại kem dưỡng ẩm tốt cho da của bé. Bạn có thể sử dụng kem dưỡng có nhiều kem sữa và bơ, vì nó sẽ giúp duy trì độ sáng và kết cấu của làn da bé.
Điều chỉnh nhiệt độ phòng
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh mùa thu đông, hãy cố gắng để nhiệt độ khoảng 25-26 độ C. Bạn không nên để nhiệt độ quá cao vì sẽ khiến trẻ nóng, sốt. Nhiệt độ quá thấp (dưới 20 độ C) lại khiến trẻ bị lạnh, ngạt mũi, khó thở.
Tắm và vệ sinh cho trẻ
Vào mùa đông, trẻ không cần thiết phải tắm hàng ngày, có thể 2-3 ngày/lần nhưng nhất định phải vệ sinh sạch sẽ vùng mông, bẹn. Khi tắm cho trẻ, dùng nước ấm 34-36 độ, không nên để nhiệt độ quá cao vì sẽ làm trẻ bị bỏng.
Lưu ý là bạn cần cho trẻ tắm trong phòng kín gió, ấm áp để tránh bị cảm lạnh. Cha mẹ có thể dùng máy sưởi trong khi tắm cho trẻ nhưng cần chú ý đến khoảng cách an toàn để trẻ không bị bỏng.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những sai lầm của cha mẹ khiến trẻ hay ốm vào mùa Đông
Dứa là một loại cây nhiệt đới với hương vị tươi ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Các chất dinh dưỡng trong dứa có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là với phụ nữ
Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.
Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...
Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!