Các loại giò lụa, giò bò, chả mỡ, chả quế... nếu bảo quản đúng cách sẽ giữ được khoảng 2-4 ngày. Nên treo hoặc cất nơi thoáng gió nếu nhiệt độ dưới 25 độ C trong điều kiện thời tiết khô ráo. Nếu trời ấm hoặc ở miền Trung, miền Nam trời nắng nóng thì không nên để giò chả ở nhiệt độ phòng quá 2 ngày. Nhiệt độ phòng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, làm hỏng giò chả.
Nếu cất giò chả trong ngăn mát tủ lạnh sẽ được khoảng 4-5 ngày đến 1 tuần. Để ngăn ngừa các loại vi khuẩn từ thực phẩm tươi sống xâm nhập thì nên cho giò lụa vào một ngăn riêng, cách xa đồ ăn tươi sống.
Bọc kín giò chả bằng màng bọc thực phẩm hoặc cho vào hộp kín cất trong ngăn mát tủ lạnh, nhiệt độ lý tưởng là từ 2-5 độ C. Trước khi ăn, nên lấy giò chả ra ngoài khoảng 30 phút để đạt đến nhiệt độ phòng.
Giò chả là món ăn truyền thống quen thuộc trong dịp Tết.
Nếu bảo quản giò chả trong ngăn đá tủ lạnh thì thời gian bảo quản từ 10-15 ngày. Khi cần sử dụng, lấy giò chả ra ngăn mát để rã đông từ từ. Không nên rã đông giò chả bằng lò vi sóng. Việc làm này có thể làm cho giò chả bị chín không đều và mất đi độ ngon.
Lưu ý khi bảo quản, tránh để giò chả tiếp xúc trực tiếp với không khí sẽ làm cho giò chả bị khô và mất đi hương vị. Với cây giò lớn, nên cắt thành từng khoanh vừa đủ cho 1 bữa. Bọc kín bằng lá chuối sạch, nilon, màng bọc thực phẩm, túi zip và bảo quản trong ngăn mát. Mỗi lần ăn chỉ cần lấy ra 1 khoanh, không nên để nguyên cả cây để tránh mở ra nhiều lần dễ bị nhiễm khuẩn. Không nên để giò chả tại các vị trí gần sát cửa tủ lạnh, vì nơi này thường có mức nhiệt độ không ổn định dễ làm hỏng giò chả.
Hiện nay nhiều người thường sử dụng phương pháp hút chân không giò chả để bảo quản. Tuy nhiên, theo chuyên gia, đây không phải là cách bảo quản giò chả đúng và chỉ nên áp dụng đối với từng loại.
Vì hầu hết các loại giò chả hiện nay trên thị trường đa phần có hình thức sản xuất hộ gia đình. Tại các cơ sở sản xuất thực phẩm mô hình hộ gia đình nhỏ lẻ chỉ có thể sử dụng kỹ thuật diệt khuẩn gây mốc thông thường. Trong khi đó, nhiều loại vi khuẩn phải cần ở nhiệt độ hơn 100 độ C mới bị tiêu diệt, ví dụ vi khuẩn Clostridium Botulinum gây ngộ độc thực phẩm nặng.
Để diệt được vi khuẩn Clostridium Botulinum, phải cần nhiệt độ lên tới 115 độ C - 125 độ C với thời gian trên 15 - 20 phút. Tuy nhiên việc luộc giò thường chỉ đạt tới 100 độ C. Ở 100 độ C, chỉ có thể diệt được các loại vi khuẩn nấm mốc, nấm men, vi khuẩn gây bệnh lỵ, tiêu chảy... Vì vậy, giò chỉ được luộc chín ở nhiệt độ 100 độ C và sau đó hút chân không sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn Clostridium Botulinum phát triển và có thể gây ngộ độc khi ăn phải.
Vi khuẩn Clostridium Botulinum là loại vi khuẩn kỵ khí, tức là chúng phát triển tốt trong môi trường không có oxy. Hút chân không tạo ra môi trường gần như không có oxy, điều này sẽ tạo điều kiện cho loại vi khuẩn này phát triển. Tuy nhiên, việc vi khuẩn này có phát triển hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như nhiệt độ, độ pH, thời gian bảo quản và chất lượng thực phẩm ban đầu.
Một số loại giò chả có thể được bảo quản bằng phương pháp hút chân không.
Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh - nguyên giảng viên Viện Công nghệ và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội: Không nên hút chân không giò nhưng chả lại bảo quản được bằng cách hút chân không và để ở tủ lạnh được bởi chả được chiên rán ở mức nhiệt 180 độ trở lên nên vi khuẩn Clostridium Botulinum sản sinh vi khuẩn độc thịt sẽ bị tiêu diệt và ít có điều kiện phát triển.
Giò lụa lấy ra khỏi ngăn đông, để ở nhiệt độ bình thường khoảng 4 giờ nhưng tốt hơn là chuyển vào ngăn mát trước khi sử dụng 8 giờ. Nếu muốn sử dụng ngay, có thể rã đông nhanh bằng cách bọc giò lụa vào bọc nilon kín, ngâm vào nước lạnh khoảng 1 giờ. Tránh cho nước thấm vào giò lụa sẽ ảnh hưởng đến hương vị của món ăn.
Giò tai, giò xào do đặc điểm về sự kết dính mà phải để ở nhiệt độ mát, lạnh vì vậy chỉ nên để vào ngăn mát tủ lạnh. Nên cất giò xào vào ngăn mát tủ lạnh ngay sau khi giò nguội, vị trí không có đồ sống và dùng dần trong 5 - 7 ngày. Trong trường hợp giò xào đã cắt ra và dùng không hết thì bạn cho vào hợp thực phẩm hoặc túi nilon, túi zip, để ngăn mát và dùng trong 2 - 3 ngày.
Tốt nhất chỉ nên mua lượng vừa đủ ăn trong vòng 1 tuần để tránh việc bảo quản giò trong ngăn đá hoặc tủ đông làm hao hụt các chất dinh dưỡng. Cần kiểm tra kỹ giò chả trước khi sử dụng. Khi lấy giò chả ra sử dụng, cần kiểm tra kỹ về màu sắc, mùi vị và kết cấu để đảm bảo vẫn còn tươi ngon. Nếu giò chả có mùi lạ, màu sắc thay đổi hoặc có dấu hiệu bị mốc thì không nên sử dụng nữa.
Đọc thêm tại bài viết sau: “Nhận diện” giò, chả có hàn the
Mừng xuân Ất Tỵ, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM – Viện Y học ứng dụng Việt Nam dành tặng Bạn Cũ món quà sức khỏe: 01 buổi khám dinh dưỡng MIỄN PHÍ. Liên hệ hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc truy cập viamclinic.vn để đặt lịch ngay!
Ăn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.
Căng thẳng trong kỳ thi là một vấn đề phổ biến mà hầu hết học sinh đều phải đối mặt. Việc chuẩn bị cho kỳ thi đòi hỏi sự tập trung cao độ, nỗ lực bền bỉ và khả năng quản lý thời gian hiệu quả. Khi áp lực quá lớn, nhiều học sinh rơi vào trạng thái lo lắng, thậm chí trầm cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập và sức khỏe tinh thần. Chính vì vậy, tìm hiểu cách giảm căng thẳng và tạo ra một môi trường học tập tích cực là điều cần thiết để có thể vượt qua giai đoạn thử thách này một cách nhẹ nhàng hơn.
Việc tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng kết hợp với các biện pháp điều trị khác sẽ giúp người bệnh khí phế thũng cải thiện chức năng phổi, giảm triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Lo lắng và thiếu máu chắc chắn có liên quan với nhau. Tuy nhiên, các chuyên gia không thể khẳng định chắc chắn liệu tình trạng thiếu sắt có phải do dùng thuốc chống trầm cảm hay thuốc chống lo âu hay không. Sau đây là những điều bạn nên biết để có được dinh dưỡng cần thiết trong khi đang điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần của mình.
Xì hơi hay trung tiện là hiện tượng sinh lý tự nhiên, nhưng đôi khi gây ra những tình huống xấu hổ, nhất là khi đi kèm mùi hôi. Bạn nên làm gì để khắc phục tình trạng xì hơi nặng mùi?
Ngón tay dùi trống là tình trạng mà đầu ngón tay của bạn sưng to trông như đầu của dùi trống, tình trạng này chủ yếu là triệu chứng của một bệnh lý nào đó. Vậy ngón tay dùi trống là biểu hiện của bệnh gì và nó có nguy hiểm hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Khi nghĩ đến chứng đau tai, điều đầu tiên bạn nghĩ đến có thể là cảnh một đứa trẻ la hét, không thể dỗ dành, khó chịu, sốt và không thể ngủ. Trong khi đau tai khá phổ biến ở trẻ em, người lớn cũng có thể bị. Nếu bạn đang tìm cách giảm đau, điều quan trọng là phải xác định xem cơn đau tai dữ dội, âm ỉ hay bỏng rát là do cảm lạnh thông thường hay viêm tai.
Chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong quá trình điều trị loét thực quản. Bất kể nguyên nhân gây ra các triệu chứng loét thực quản là gì, việc tuân theo chế độ ăn đặc biệt có thể giúp ích.