Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các tật khúc xạ phổ biến ở trẻ em

Tật khúc xạ của lứa tuổi học đường ngày một tăng. Ở các lớp học, nhất là các lớp học ở các đô thị phát triển, chúng ta thấy nhiều trẻ phải đeo kính.

Các loại tật khúc xạ thường gặp, phổ biến là : Loạn thị, cận thịnhược thị.

Loạn thị

Loạn thị xảy ra khi mặt trước của mắt (giác mạc) hoặc ống kính bên trong mắt, có một độ cong bề mặt hơi khác nhau theo một hướng khác. Thay vì ngay thẳng và mịn trong tất cả các hướng, bề mặt có thể có một số khu vực cong hoặc dốc hơn. Loạn thị khi nhẹ không nguy hiểm và không ảnh hưởng đến thị lực. Trong hầu hết trường hợp, loạn thị từ lúc mới sinh. Nguyên nhân của loạn thị chủ yếu là do giác mạc có hình dạng bất thường. Đó là giác mạc có độ cong không đều. Đôi khi loạn thị không có triệu chứng mà chỉ được phát hiện khi bệnh nhân đến khám định kỳ, khám sàng lọc tại các trường, hoặc khi khám khúc xạ để đeo kính đọc sách ở người lớn. Loạn thị có thể phát triển sau một chấn thương mắt, bệnh tật hoặc phẫu thuật.

Có nhiều loại loạn thị tùy thuộc vào phối hợp của loạn thị với cận thị và viễn thị: Loạn cận đơn thuần, loạn cận kép, loạn viễn đơn thuần, loạn viễn kép, loạn thị hỗn hợp. Tùy thuộc vào loại loạn thị và mức độ loạn thị mà gây ảnh hưởng khác nhau đến chức năng thị giác.

Tất cả các loại loạn thị thường có triệu chứng nhìn mờ, mỏi mắt, nhức mắt, nhìn hình bị biến dạng, nhòe hình…Các loại loạn thị viễn thường gây nên suy giảm chức năng thị giác nhiều hơn. Biểu hiện của loạn thị là hình ảnh bị biến dạng, có thể nhìn mờ cả xa lẫn gần, nhức đầu và mỏi mắt (vùng trán và thái dương), nhìn phải nheo mắt, chảy nước mắt, mắt bị kích thích.

Để điều trị loại thị, các bé thường được  đeo kính để hiệu chỉnh và trải qua phẫu thuật khúc xạ. Đeo kính loạn thị xử lý khắc phục bằng cách chống lại độ cong của giác mạc.

Nhược thị

Bệnh nhược thị mắt là bệnh chỉ tình trạng thị lực của một bên hoặc cả hai bên mắt bị giảm do não không nhận biết được những hình ảnh mà mắt bệnh nhân chuyển đến khiến não tăng cường hoạt động với chỉ một mắt. Hiện tượng này còn gọi là mắt lười.  Nhược thị mắt chia làm hai loại là nhược thị chức năng và nhược thị thực thể. Nhược thị chức năng là tình trạng thị lực của mắt có thể cải thiện sau một thời gian điều trị và phục hồi chức năng. Còn nhược thị thực thể là tình trạng mắt không thể phục hồi hoàn toàn trở về bình thường được.

Những dấu hiệu thường gặp trong bệnh nhược thị:  Mắt lác - Là hiện tượng hai mắt hướng về hai hướng khác nhau; Các bất thường khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị; Đục các thành phần trong suốt của mắt như thủy tinh thể làm thị lực mắt không phát triển được; Các biểu hiện khác như nheo mắt, mỏi mắt hay nghẹo cổ khi nhìn không rõ.

Trong quá trình phát triển ở trẻ em, đường dẫn truyền thị giác từ mắt đến não dần hình thành và hoàn thiện. Trong giai đoạn này bất kỳ nguyên nhân nào làm cản trở việc phát triển thị giác của hai mắt hoặc có sự tương tác bất thường giữa hai mắt dẫn đến việc hoàn thiện đường dẫn truyền thị giác bị gián đoạn đều có thể gây nhược thị.

Tỷ lệ nhược thị gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi chiếm khoảng 3%. Sau 7 tuổi, não bộ và thần kinh thị giác đã ổn định, nên mọi điều trị sau thời gian này thường kém hiệu quả. Do đó cần phải để ý phát hiện sớm trẻ bị nhược thị để có biện pháp can thiệp kịp thời tránh biến chứng nặng nề.

Ở trẻ em, nhược thị đa phần đều do thần kinh nên hầu hết các bác sĩ thường điều trị theo phương pháp tập luyện nhằm kích thích phục hồi dẫn truyền của thần kinh thị giác.

Cận thị

Cận thị ở trẻ em là một tật khúc xạ, không phải một bệnh về mắt. Cận thị xảy ra khi mắt không bẻ cong ánh sáng đúng cách, tập trung hình ảnh ở phía trước võng mạc thay vì trên võng mạc ở trẻ. Ở trẻ cận thị, các vật ở gần nhìn rõ nhưng các vật ở xa trông bị mờ.

Dấu hiệu nhận biết sớm khi trẻ bị cận thị là thường xuyên cầm đồ vật để gần mặt. Nheo mắt khi nhìn xa. Cần ngồi gần đầu lớp ở trường vì các con cảm thấy khó khăn khi đọc chữ trên bảng.Thường xuyên ‘dán mắt” vào tivi, máy tính. Dụi mắt và chảy nước mắt thường xuyên. Các triệu chứng bị cận thị thường không rõ ràng nên trẻ đi khám và phát hiện ra đã quá muộn.  Vì thế việc phát hiện sớm và có các biện pháp can thiệp kịp thời là yếu tố quyết định đến thị lực của con bạn trong tương lai.

Ngoài việc đeo kính theo đúng số thì việc ngăn ngừa tăng số của trẻ ở tại nhà là hết sức cần thiết. Bạn nên cho con tham gia các hoạt động ngoài trời để giảm nguy cơ phát triển cận thị và làm chậm sự tiến triển của bệnh cận thị. Hạn chế việc đọc sách, xem tivi quá gần, quá lâu. Thực hiện theo nguyên tắc 20/20/20. Cứ sau 20 phút tập trung vào một vật cách xa ít nhất 20 feet (0.6 m) trong 20 giây.

Tật khúc xạ mắt ở mắt với trẻ em trong xu thế và xã hội hiện đại là điều khó tránh khỏi. Các bậc cha mẹ thông thái hãy bớt chút thời gian quan tâm, để ý đến những thay đổi “cửa sổ tâm hồn” của con trẻ để kịp thời đưa ra những giải pháp tối ưu.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Cách cải thiện và ngăn ngừa tật khúc xạ cho đôi mắt trẻ.

TS. Thu Hiền - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 28/09/2023

    Những nguyên tắc phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

    Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, giải pháp lâu dài và cơ bản là cải thiện chất lượng bữa ăn.

  • 28/09/2023

    Mức khuyến nghị đường huyết dành cho các đối tượng

    Nếu lượng đường trong máu nằm trong phạm vi khuyến nghị, đó là dấu hiệu cho thấy kế hoạch quản lý và điều trị bệnh tiểu đường đang có hiệu quả tốt. Bài viết này sẽ cung cấp những hướng dẫn chung, giúp việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên dễ dàng.

  • 28/09/2023

    Các nguồn bổ sung vi chất dinh dưỡng

    Vi chất dinh dưỡng là thành phần không thể thiếu để phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, đảm bảo thai nhi được phát triển tốt nhất. Bà mẹ mang thai cần lưu ý để bổ sung vi chất đúng cách.

  • 28/09/2023

    Dinh dưỡng ngừa còi xương cho trẻ

    Suy dinh dưỡng là thuật ngữ để chỉ tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, thường gặp nhất là sự thiếu hụt protein, vitamin và các chất khoáng. Hậu quả của việc cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng là sự suy giảm hoạt động của các cơ quan. Điều này đặc biệt cần lưu ý ở trẻ em, nhất là vào khoảng thời gian trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao từ 6-24 tháng tuổi.

  • 28/09/2023

    Đau mắt đỏ lây nhanh ở trẻ mầm non, tiểu học, cách giúp bé tránh mắc bệnh nhiều lần

    Bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành. Đau mắt đỏ tuy xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng do lây lan nhanh nên số người mắc bệnh tăng cao, nhất là trẻ mầm non và tiểu học.

  • 28/09/2023

    Trị liệu giác hơi là gì?

    Bạn có thể đã từng thấy những người nổi tiếng và vận động viên chuyên nghiệp có những vết tròn trên lưng do sử dụng liệu pháp giác hơi. Liệu pháp trị liệu này đã đã tồn tại được hàng thiên niên kỷ và trở nên phổ biến trong những năm gần đây

  • 28/09/2023

    Còi xương ở trẻ: Nguyên nhân, cách phòng và điều trị

    Còi xương ở trẻ nếu không được điều trị sớm sẽ gây bất lợi cho sức khỏe, hình dáng nói riêng và sự phát triển toàn diện nói chung của trẻ khi trưởng thành.

  • 28/09/2023

    Bổ sung canxi đúng cách phòng chống còi xương, loãng xương

    Theo các chuyên gia, canxi là chất khoáng thiết yếu rất cần cho cơ thể với số lượng đòi hỏi cao so với các loại chất khoáng khác như sắt, đồng, kẽm… Nhất là trong giai đoạn mang thai, phụ nữ cần nhiều hơn nhu cầu canxi so với bình thường để giúp cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Xem thêm