Chẩn đoán trước sinh là gì?
Chẩn đoán trước sinh là cách để bác sĩ phát hiện các vấn đề của thai nhi trước khi được sinh ra, chẳng hạn hội chứng Down. Chọc dò ối và sinh thiết gai nhau thai (STGN) là những phương pháp xét nghiệm giúp tìm rối loạn gen trước sinh. Nhiều phụ huynh có nguy cơ cao sinh ra trẻ rối loạn gen hoặc các vấn đề khác sẽ cần làm một trong các xét nghiệm này.
Việc chẩn đoán sớm các vấn đề bệnh lý hoặc dị tật của thai nhi hết sức quan trọng. Một số vấn đề bệnh lý của thai nhi có thể được chữa trị trước khi sinh, khi em bé vẫn còn trong bụng me. Trong khi các vấn đề khác cần chữa trị đặc biệt ngay sau sinh. Ở một số trường hợp, cha mẹ có thể quyết định đình chỉ thai sản nếu các tổn thương của thai nhi quá nặng nề không điều trị được.
Có phải tất cả phụ nữ đều cần làm xét nghiệm này không?
Câu trả lời là không. Chọc dò ối hoặc STGN được cân nhắc trong trường hợp cha mẹ có nguy cơ cao sinh ra bé bị rối loạn gen. Xét nghiệm có thể hữu ích nếu bạn từ 35 tuổi trở lên và khi bạn biết mình đang mang thai. Phụ nữ lớn hơn 35 tuổi có nguy cơ cao có con bị bất thường nhiễm sắc thể, chẳng hạn hội chứng Down.
Xét nghiệm này cũng hữu ích với những ai từng có con bị hội chứng Down hoặc rối loạn khác, chẳng hạn nứt đốt sống.
Xét nghiệm cũng có ích nếu bạn hoặc bạn tình mang gen rối loạn, chẳng hạn xơ nang.
Chọc dò ối được tiến hành như thế nào?
Khi chọc dò, mẫu nước ối được lấy ra từ tử cung và gửi đến phòng thí nghiệm để lượng giá. Chọc dò ối được thực hiện bằng việc đưa một đầu kim tiêm mảnh vào bụng đến tử cung, và buồng ối và rút ra một lượng dung dịch nước ối nhỏ. Cơ thể bạn sẽ sản sinh ra dung dịch để bù đắp lượng đã mất. Em bé sẽ không bị tổn tương do thủ thuật này.
Một số người sẽ thấy đau hoặc chuột rút trong khi hoặc sau khi thực hiện thủ thuật. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định nghỉ ngơi vào ngày xét nghiệm, nhưng thường sản phụ có thể hoạt động bình thường vào ngày hôm sau.
Sinh thiết gai nhau thai được tiến hành như thế nào?
STGN được thực hiện bằng việc lấy mẫu phẩm từ nhau thai (có nhiệm vụ nuôi dưỡng bào thai) trong tử cung. Mẫu phẩm được lấy bằng catheter (một ống nhỏ) hoặc đầu kim tiêm. Xét nghiệm cần gây mê cục bộ để giảm đau và khó chịu. Mẫu nhau thai được lấy qua cổ tử cung. Đầu catheter được đưa vào qua âm hộ và qua cổ tử cung rồi mẫu phẩm được lấy ra. Mẫu phẩm cũng có thể được lấy bằng việc đưa đầu kim tiêm vào bụng và lấy ra một phần nhau thai.
Phần lớn phụ nữ cảm thấy ổn sau xét nghiệm, mặc dù một số người có thể ra máu nhỏ giọt sau đó.
Khi nào xét nghiệm được thực hiện?
Chọc dò ối thường được thực hiện trong tuần thai kì thứ 15 hoặc muộn hơn. STGN thường được thực hiện giữa tuần thai kì thứ 10 và thứ 12.
Xét nghiệm nào sẽ tốt hơn?
Có một số trường hợp chọc dò ối sẽ phù hợp hơn STGN. Chọc dò ối được ưu tiên hơn nếu bạn có con hoặc bạn tình có khiếm khuyết ống thần kinh. (STGN không phát hiện được khiếm khuyết ống thần kinh).
Chọc dò ối có thể tốt hơn nếu kết quả của các xét nghiệm khác (chẳng hạn xét nghiệm alpha-fetoprotein) trong giai đoạn thai kì có thể phản ánh không chính xác. Xét nghiệm sàng lọc máu sẽ cho biết trẻ có nguy cơ cao khiếm khuyết ống thần kinh hay rối loạn chẳng hạn Hội chứng Down hay không. STGN sẽ tốt hơn nếu bạn và bác sĩ muốn biết kết quả xét nghiệm ở ba tháng đầu thai kì.
Những xét nghiệm này có nguy cơ nào không?
Chọc dò ối và STGN có một chút nguy cơ sảy thai. Kết quả từ một số nghiên cứu cho thấy một số ít trường hợp STGN gây ra khiếm khuyết về ngón tay hoặc ngón chân ở trẻ. Tuy nhiên, những điều trên chỉ xảy ra khi xét nghiệm làm trước tháng thứ 9 thai kì. Bác sĩ sẽ nói chuyện với bạn về nguy cơ và lợi ích của chọc dò ối và STGN.
Vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phản ứng miễn dịch. Tuy nhiên, nếu bổ sung vitamin D quá liều có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm.
Căng thẳng khiến trẻ em không thể học tập và người lớn không thể thực hiện được công việc của mình. Đó là lý do tại sao trẻ em và người lớn phải được dạy cách nhận biết về các dấu hiệu, triệu chứng của lo âu và trầm cảm, đồng thời nỗ lực phát triển các công cụ chống lại các tác nhân gây căng thẳng.
Các bệnh lý về tim mạch được mệnh danh là những "kẻ sát nhân thầm lặng" vì thường diễn biến âm thầm. Vì vậy, nếu đột nhiên gặp phải những dấu hiệu dưới đây thì bạn cần thận trọng.
Melanin là sắc tố mang lại màu sắc cho tóc. Khi nhiều tuổi, việc sản xuất melanin giảm dần, dẫn đến tóc dần mất màu và chuyển bạc. Tuy nhiên, nếu tóc bạc sớm hơn tuổi có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe.
Với dân văn phòng, người có đặc thù công việc ngồi trên 40 tiếng mỗi tuần, vùng lưng rất dễ đau nhức, căng mỏi. Một vài động tác giãn cơ nhẹ nhàng sau giúp bạn thả lỏng cơ lưng sau mỗi ngày làm việc.
Nghiên cứu gần đây cho thấy dậy thì có thể xảy ra sớm hơn đối với cả bé trai và bé gái. Trung bình, bé gái sẽ bắt đầu dậy thì vào khoảng 11 tuổi và bé trai vào khoảng 12 tuổi. Nếu dậy thì bắt đầu sớm hơn, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng dậy thì sớm. Tình trạng này xảy ra trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Cần tìm hiểu lý do tại sao tuổi dậy thì có thể xảy ra sớm hơn, các dấu hiệu và nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng không nhỏ đến "chuyện ấy". Lưu ý tránh ăn một số thực phẩm sau trước cuộc "yêu" để không làm gián đoạn sự thăng hoa.
Dinh dưỡng đúng không chỉ tốt cho sự phát triển thể chất của trẻ mà còn tác động tích cực đến hoạt động não bộ. Cha mẹ có thể tham khảo 10 loại thực phẩm giúp tăng cường trí não.