Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các câu hỏi thường gặp về răng trẻ em

Hàm răng khỏe mạnh chính là yếu tố quan trọng để có một sức khỏe toàn diện. Răng giúp cho em bé của bạn nhai thức ăn, hình thành từ và âm khi nói. Răng cũng là yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển quai hàm của bé.

Các câu hỏi thường gặp về răng trẻ em

Khi nào thì răng của em bé xuất hiện?

Thông thường răng sẽ xuất hiện khi bé được khoảng 6 tháng tuổi, mặc dù em bé có thể đã chảy nước dãi nhiều hơn trong tháng thứ 4. Khi răng của em bé bắt đầu mọc, nó có thể là nguyên nhân gây đau cho bé.

Bạn có thể làm gì để giúp cho răng của bé phát triển tốt?

Bạn có thể cho bé một chiếc khăn lạnh để bé nhai và mút. Hãy cẩn thận với gel mọc răng (bôi để giảm đau cho bé), bởi vì với lượng quá nhiều cũng không tốt cho trẻ.

Mọc răng không phải là nguyên nhân gây nên sốt ở trẻ. Nếu như trẻ sốt, bạn nên nói chuyện với bác sĩ.

Sâu răng là gì?

Sâu răng là hiện tượng có lỗ hổng ở răng, nó có thể gây nên đau đớn hoặc tồi tệ hơn là hiện tượng nhiễm trùng nặng. Sâu răng xảy ra khi vi khuẩn (mầm bệnh) trong miệng sử dụng lượng đường từ thức ăn để tạo thành axit. Lượng axit này đã làm mòn quanh răng của bạn. Sâu răng là bệnh phổ biến ở trẻ em. Chăm sóc hàm răng tốt để phòng tránh sâu răng xảy ra với trẻ.

Những nguy cơ khiến trẻ bị sâu răng không?

Con của bạn có nguy cơ bị sâu răng nếu trẻ ăn quá nhiều thức ăn ngọt (ví dụ như nho khô, bánh quy và kẹo) và đồ uống chứa nhiều chất lỏng ngọt (ví dụ như nước ép trái cây, nước giải khát, sữa và đồ uống ngọt). Con của bạn cũng có thể có nguy cơ bị sâu răng nếu trẻ có bất kì yếu tố nào sau đây:

  • Sinh sớm (đẻ non) hoặc cân nặng sơ sinh thấp.
  • Có những đốm trắng hoặc vùng màu nâu trên răng.
  • Không tới khám nha sĩ thường xuyên.

Thêm nữa, đứa trẻ sinh ra từ gia đình có truyền thống ăn nhiều thực phẩm chứa đường hoặc uống nhiều đồ uống ngọt, gia đình có nhiều người bị sâu răng, không đi tới gặp nha sĩ thường xuyên là những đứa trẻ có nguy cơ sâu răng cao.

Có những cách nào giúp ngăn chặn sâu răng?

Trẻ em nên đánh răng 2 lần một ngày. Mọi người cũng nên tới khám nha sĩ 2 lần một năm. Bác sĩ hoặc nha sĩ có thể chỉ cho bạn cách đánh răng cho trẻ chính xác.

Nên hạn chế đồ ăn vặt và đồ uống ngọt giữa và sau các bữa ăn. Sắp xếp các bữa ăn chính và ăn phụ trong khoảng thời gian hợp lí. Quá nhiều đồ ăn vặt ngọt giữa các bữa ăn có thể gây nên sâu răng. Các đồ ăn vặt thân thiện với răng bao gồm trái cây tươi và rau củ, phô mai và bánh quy giòn.

Về việc cho con bú bằng sữa mẹ, bú bình hoặc cốc (có núm vú giả)?

Cho con bú bằng sữa mẹ là lựa chọn tốt nhất cho răng em bé. Nếu bạn đưa cho bé bình sữa, luôn luôn giữ em bé khi bạn cho ăn. Không để bình trong cũi của em bé. Không để nước trái cây vào trong bình.

Em bé có thể bắt đầu sử dụng cốc uống sữa khi được 6 tháng tuổi. Dừng việc cho em bé bú bình khi đã được 1 tuổi. Không để cho em bé đi vòng quanh với chiếc cốc trừ khi nó chỉ có nước lọc bên trong cốc. Không đưa cho em bé cốc nước trái cây hoặc cốc sữa khi em bé ở trong cũi.

Sau khi em bé được 1 tuổi, chỉ nên cho bé uống nước hoặc sữa đơn thuần giữa các bữa ăn thay vì các đồ uồng khác. Nếu bạn đưa cho bé nước trái cây hoặc sữa có hương vị (như là các chế phẩm từ sữa có vị ngọt khác) thì chỉ nên đưa chúng vào trong bữa ăn chính. Nước trái cây và sữa có hương vị chứa nhiều đường trong chúng.

Khi nào nên bắt đầu đánh răng cho trẻ?

Bắt đầu đánh răng cho trẻ 2 lần một ngày khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện. Thời gian quan trọng nhất để đánh răng là trước khi đi ngủ. Bạn nên sử dụng bàn chải đánh răng mềm cho bé. Chấm nhẹ kem đánh răng lên bàn chải, lượng kem đánh răng nên có kích thước bằng hạt gạo. Hỏi bác sĩ hoặc nha sĩ loại kem đánh răng bạn nên sử dụng cho bé. Bác sĩ có thể gợi ý cho bạn sử dụng loại kem đánh răng chứa flo trong đó. Flo giúp ngăn cản sự sâu răng.

Nhiều loại kem đánh răng dành cho trẻ em không chứa flo trong đó. Nếu như bạn sử dụng chúng, hãy chắc rằng sử dụng loại kem đánh răng chứa flo cho trẻ khi trẻ được 2 tuổi. Em bé sẽ cần sự giúp đỡ của bạn với việc đánh răng cho đến khi được 8 tuổi.

Khi nào nên đưa con đến nha sĩ?

Con của bạn nên đến nha sĩ từ năm 1 tuổi, đặc biệt nếu trẻ có nguy cơ cao bị sâu răng hoặc có nhiều vấn đề về răng. Nếu bạn đợi cho đến khi em bé 2 hoặc 3 tuổi mới đưa tới nha sĩ, hãy chắc rằng bạn sẽ làm theo tất cả mọi lời khuyên trong bài viết này trong khoảng thời gian chưa đưa con đến nha sĩ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các vấn đề răng miệng cần lưu ý ở trẻ em

Thu Hiền - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo American Family Phisician
Bình luận
Tin mới
  • 08/12/2024

    Chế độ dinh dưỡng cho trẻ gái dậy thì sớm

    Tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nữ giới. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm không lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dậy thì sớm.

  • 08/12/2024

    Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

    Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.

  • 08/12/2024

    Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp ích cho làn da của bạn như thế nào?

    Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.

  • 07/12/2024

    Bí quyết để xương chắc khỏe ở thời kỳ mãn kinh

    Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.

  • 07/12/2024

    Nên làm gì khi bé gái dậy thì sớm?

    Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.

  • 07/12/2024

    Hút thuốc lá điện tử làm giảm lưu lượng máu của cơ thể

    Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.

  • 07/12/2024

    Những điều kỳ lạ xảy ra với làn da của bạn khi bạn già đi

    Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.

  • 07/12/2024

    7 nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng

    Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.

Xem thêm