Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các vấn đề răng miệng cần lưu ý ở trẻ em

Các bệnh răng miệng hay gặp của trẻ em bao gồm: sâu răng, ngậm tay, tật lệch răng do hay đẩy lưỡi, mút môi, mất răng sớm...

Sâu răng ở trẻ bú bình

Sâu răng ở trẻ bú bình hay còn gọi là sâu răng bú bình xảy ra ở trẻ còn thói quen uống đồ uống bằng bình sữa, do răng của trẻ tiếp xúc thường xuyên với các loại đồ uống có đường như nước hoa quả, sữa, sữa công thức, nước ép hoa quả hoặc các đồ uống có đường khác và không được vệ sinh sạch sẽ. Điều này dẫn tới tình trạng đường đọng lại trên răng, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển và gây sâu răng.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây đau răng trẻ và khó khăn trong việc ăn, nhai, lâu ngày dẫn đến hỏng và rụng răng sữa. Việc mất đi răng sữa sẽ làm cho răng vĩnh viễn không có định hướng mọc đúng vị trí gây ra tình trạng răng khấp khểnh. Những chiếc răng sữa sâu bị hỏng còn gây ra tình trạng áp xe răng - một tình trạng nhiễm trùng dễ lan rộng ra các vị trí khác.

Ngăn ngừa tình trạng sâu răng ở trẻ bú bình: Một vài tip dưới đây sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng sâu răng ở trẻ bú bình:
  • Hãy hạn chế thói quen cho con bạn uống đồ uống chứa đường hoặc sữa bằng bình sữa, thay vào đó bạn có thể thay bằng nước hoặc cho trẻ ngậm ti giả
  • Không nhúng ti giả vào đường, mật ong, hoặc nước ngọt rồi cho trẻ ngậm
  • Đừng tạo thói quen cho bé đi ngủ mà bé vẫn ngậm một bình sữa hoặc bình đồ uống có đường. Bạn có thể thay bằng bình nước lọc hoặc cho bé ngậm ti giả. Nhưng lưu ý là quá nhiều nước cũng sẽ không tốt.
  • Nếu em bé ăn đêm thì chắc chắn là bạn sẽ bỏ vú ra khỏi miệng bé khi bé ăn no và bắt đầu ngủ thiếp đi.
  • Không thêm đường vào đồ ăn của bé
  • Sử dụng một miếng gạc ướt để vệ sinh răng cho bé sau mỗi lần ăn có thể giúp loại bỏ các mảng bám chứa vi khuẩn và đường đọng lại ở răng và lợi của bé.
  • Nếu cần bạn có thể hỏi nha sỹ về nước súc miệng có chứa flo cho trẻ em, nếu bạn ở khu vực nước không có flo hãy bổ sung thêm flo.
  • Tập cho trẻ uống nước bằng cốc khi trẻ được 1 tuổi, nhưng bạn nên nhớ là việc dùng cốc vẫn không thể giúp trẻ không bị sâu răng, về cơ bản nếu trẻ vẫn uống đồ uống có đường mà không được vệ sinh răng thì vẫn có nguy cơ cao bị sâu răng

Ngậm tay

Đây là thói quen bình thường và lành mạnh của trẻ vì bất kỳ đứa trẻ nào cũng hay ngậm, mút ngón tay cái, núm vú hay đồ chơi để tạo ra cảm giác an toàn, thoải mái. Nhưng nếu thói quen này vẫn tiếp tục khi trẻ lớn hơn 5 tuổi thì sẽ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn. Tùy thuộc vào tần số, cường độ và thời gian của việc ngậm mà răng vĩnh viễn có thể bị bật ra phía trước dẫn đến việc phát âm không được chính xác hoặc mất thẩm mỹ hoặc biến dạng vòm miệng.

Các tip giúp trẻ ngừng việc ngậm mút

Đầu tiên hãy nhớ rằng đây là một thói quen hoàn toàn bình thường của trẻ nhỏ, chúng chỉ gây ra tác động không tốt khi răng vĩnh viễn xuất hiện. Trẻ phải tự quyết định xem chúng có nên mút tay nữa hay không khi đã lớn và bố mẹ nên khuyến khích động viên trẻ nếu trẻ muốn từ bỏ thói quen này.

Mút ngón tay có thể là cách trẻ phản ứng trước những hành vi tiêu cực của người lớn như quát mắng, cằn nhằn. Chính vì thế những lời động viên hoặc khích lệ của gia đình sẽ tạo môi trường giúp trẻ không hình thành  hoặc nhanh chóng quên đi thói quen mút tay. Trẻ con luôn thích được nịnh nọt và ưa nói nhẹ do vậy nếu muốn trẻ dừng việc ngậm mút tay thì bạn nên nhắc nhở trẻ nhẹ nhàng hoặc băng ngón tay của trẻ để trẻ không thể mút tay.

Bạn cũng nhớ lấy ngón tay ra khỏi miệng trẻ khi trẻ ngủ. Với những trẻ lớn hơn thì bạn nên cố gắng tìm hiểu xem tại sao trẻ lại có thói quen đó, tìm cách giải thích cho trẻ về những tác động xấu của việc mút tay. Nếu việc này không có hiệu quả thì bạn sẽ tìm tới sự trợ giúp các thiết bị nha khoa.

Đẩy lưỡi

Giống như ngậm mút tay, đẩy lưỡi có thể tác động xấu đến hàm trên của răng gây ra tình trạng hàm trên nhô ra quá giới hạn và ảnh hưởng tới việc phát âm.

Nếu bạn để ý tới những triệu chứng do thói quen này gây ra thì hãy nhờ tới sự giúp đỡ của những chuyên gia trị liệu ngôn ngữ sẽ giúp trẻ tăng cường sức mạnh của cơ nhai và hình thành một phản xạ nuốt mới cho trẻ tránh những biến chứng của thói quen đẩy lưỡi.

Mút môi

Mút môi là tình trạng trẻ liên tục giữ môi dưới vào giữa hai hàm răng. Trẻ có thể có cả hai thói quen mút môi dưới và mút ngón tay và gẩy ra việc nhô hàm trên quá giới hạn. Để hạn chế thói quen này cho trẻ bạn nên áp dụng các lời khuyên của việc trẻ có thói quen ngậm mút tay.

Mất răng sớm

Mất răng sớm do nhiều nguyên nhân: sâu răng, chấn thương hoặc thiếu chỗ mọc răng

Khi một răng sữa bị mất thì đến lúc mọc răng vĩnh viễn sẽ gây ra những thay đổi trong vị trí mọc răng. Chiếc răng vĩnh viễn sẽ cố chen chân vào không gian của nó nhưng hàm lại không còn đủ diện tích cho nó nhét vừa nên hậu quả là nó xô lệch vị trí các răng khác gây ra tình trạng răng mọc khấp khểnh và một loạt các vấn đề khác như vấn đề về nhai hoặc các bệnh liên quan đến khớp thái dương hàm.

Nếu con bạn bị mất một chiếc răng sớm, căn cứ vào tình trạng của lợi, nha sĩ có thể tìm cách bảo tồn không gian để cho răng mọc thẳng hàng hoặc sẽ nhổ răng sớm nhất có thể.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cắt giảm đồ ngọt và đồ ăn nhanh của trẻ - nên hay không?

Ths.Bs. Cao Thanh Hóa - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Xem thêm