Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khi nào nên bắt đầu đưa trẻ đi khám nha sĩ?

Nếu bạn có con nhỏ, hãy đưa bé đến gặp nha sĩ khi bé chưa đón sinh nhật đầu tiên. Theo nguyên tắc chung thì thời điểm thích hợp là 6 tháng sau khi răng của bé bắt đầu mọc.

Khi nào nên bắt đầu đưa trẻ đi khám nha sĩ?

Đưa bé đến gặp nha sĩ ở giai đoạn sớm này là cách tốt nhất để ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng như sâu răng, và cũng giúp bố, mẹ biết cách làm thế nào để vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách cũng như nhu cầu Flo cho răng của trẻ ở giai đoạn này. Xét cho cùng thì sâu răng có thể xảy đến ngay khi răng của bé bắt đầu mọc.

Bên cạnh đó, đưa trẻ đến khám nha sĩ sớm sẽ giúp trẻ hình thành một thói quen tốt về chăm sóc sức khỏe răng miệng và làm quen sớm với môi trường phòng khám giúp bé bớt sợ và lo lắng hơn nếu đến gặp nha sĩ để giải quyết các vấn đề sau này.

Tôi cần chuẩn bị cho mình và cho con như thế nào cho lần đầu đưa con đến khám nha sĩ?

Trước khi đi, hãy hỏi bác sĩ về các thủ tục cần có cho buổi khám đầu tiên để không bị lạ lẫm khi đến. Tìm cách xử lí các tình huống có thể xảy ra khi khám trong trường hợp trẻ hợp tác với bác sĩ, bởi vì có rất nhiều trẻ hiếu động và không chịu ngồi yên chút nào. Cố gắng nói chuyện với trẻ về những gì sắp làm và tạo cho con sự hứng thú và hiểu biết về buổi đi khám sắp tới. Chuẩn bị các tài liệu có liên qua đến tiền sử bệnh sử của trẻ nếu có và mang chúng theo khi đi.

Buổi khám đầu tiên có gì?

Có nhiều khi, lần đầu tiên không làm gì khác ngoài việc giới thiệu làm quen cho trẻ để trẻ có thiện cảm với nha sĩ và các nhân viên y tế ở phòng khám. Nếu trẻ có thái độ sợ sệt, không thoải mái và không hợp tác thì việc đặt một lịch gặp khác là điều nên làm. Trong trường hợp này, bố mẹ nên kiên nhẫn và bình tĩnh với trẻ, nói chuyện trấn an trẻ nhẹ nhàng. Và, một cuộc gặp thành công là khi đã xây dựng được sự tin tưởng của trẻ đối với nha sĩ và với môi trường phòng khám và có thể sẵn sàng đi khám nếu trẻ có vấn đề gì về răng miệng cần chữa trị sau này.

Bố mẹ nến đưa trẻ đi vào buổi sáng, khi trẻ đã tỉnh táo sau giấc ngủ. Đối với trẻ dưới 36 tháng tuổi, bố mẹ cần ngồi trên ghế khám và bế bé trong suốt quá trình bác sĩ kiểm tra, Hoặc nếu có thể bố mẹ hãy yêu cầu được chờ ngoài khu vực tiếp tân để nha sĩ có thể tương tác trực tiếp với trẻ.

Nếu trẻ ngoan và hợp tác thì buổi hẹn đầu tiên chỉ kéo dài trong khoảng từ 15 đến 30 phút và tùy thuộc và độ tuổi của trẻ mà có thể bao gồm những vấn đề sau:

  • Nha sĩ sẽ kiểm tra tổng quát một cách kĩ lưỡng sự phát triển răng, hàm, lợi và các tổ chức vùng miệng khác cho trẻ và quan sát kĩ bất kì vùng nào có vấn đề.
  • Nếu có dấu hiệu cần thiết, nha sĩ có thể vệ sinh răng miệng cho trẻ, bao gồm làm sạch răng và loại bỏ các mảng bám, cao răng hoặc các vết ố bẩn trên răng của trẻ.
  • Chụp X-quang nếu có bất thường
  • Nha sĩ sẽ đưa ra lời khyên về cách vệ sinh tại nhà
  • Đánh giá nhu cầu Flo của trẻ

Nha sĩ sẽ trả lời các thắc mắc của bạn và cố gắng giúp cho bạn và con cảm thấy thật thoải mái sau khi đi khám. Đội ngũ y bác sĩ ở phòng khám sẽ cùng nhau tạo một môi trường thân thiện và thoải mái nhất cho con của bạn.

Khi nào đi khám lần tiếp theo?

Trẻ em cũng như người lớn đều nên đi khám răng định kì 6 tháng 1 lần. Một số nha sĩ sẽ khuyên bạn con số này là 3 tháng 1 lần nếu trẻ quá nhỏ, khó để suy trì sự thoải mái và thiện cảm trong trẻ hay nếu trẻ có vấn đề răng miệng cần điều trị.

Làm thế nào để tìm một nha sĩ tốt cho con?

Có rất nhiều nha sĩ chữa trị cho trẻ em, nếu nha sĩ của bạn không chữa cho trẻ em, hãy tìm hiểu và chọn một nha sĩ phù hợp trong khu vực bạn sinh sống. Có thể hỏi bạn bè hay người thân về vấn đề này, họ sẽ giới thiệu cho bạn nha sĩ phù hợp vì họ đã từng biết đến.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chăm sóc răng miệng cho bé: không bao giờ là quá sớm để bắt đầu

Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

  • 18/04/2024

    Đau thần kinh toạ là gì và những điều cần lưu ý

    Đau thần kinh toạ là một loại đau thường ảnh hưởng đến dây thần kinh thuộc khớp hông, một bó dây thần kinh lớn bắt nguồn từ dưới sống thắt lưng, qua mông và xuống phía sau mỗi chân.

Xem thêm