Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bốc hỏa ở nam giới

Khi nghĩ về chứng bốc hỏa, bạn sẽ nghĩ ngay đến một người phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh. Nhưng bạn có tin hay không, nam giới cũng có thể trải qua cảm giác khó chịu của chứng bốc hỏa.

Bốc hỏa ở nam giới

Trên thực tế, theo Đại học Y Harvard, mặc dù có rất ít nam giới trải qua chứng bốc hỏa (so với nữ giới), nhưng một số nam giới cũng có thể sẽ bị chứng bốc hỏa giống như cách mà những phụ nữ trung niên trải qua.

Điều gì làm nam giới bị bốc hỏa?

Có khoảng 70% phụ nữ nhạy cảm với chứng bốc hỏa sau khi mãn kinh do lượng estrogen giảm xuống.

Và cũng như phụ nữ, hormone cũng là thủ phạm cho chứng bốc hỏa ở nam giới. Tuy nhiên, nam giới không trải qua sự suy giảm testosterol mãnh liệt khi họ về già. Lượng hormone của nam giới chỉ giảm khoảng 1% mỗi năm sau tuổi 40. Vì vậy, đa số nam giới sẽ dự trữ đủ lượng testosteron và không bao giờ bị bốc hỏa.

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sẽ bị bốc hỏa nếu bạn đang áp dụng phương pháp điều trị ung thư tiền liệt tuyến gọi là liệu pháp ngăn chặn sản xuất androgen. Testosteron kích thích các tế bào tiền liệt tuyến phát triển, vì vậy, liệu pháp này làm giảm lượng testosteron, do đó có thể giúp ích trong việc điều trị ung thư tiền liệt tuyến. Tuy nhiên, khi lượng testosteron giảm xuống, tình trạng bốc hỏa sẽ trở nên phổ biến hơn.

Đại học Y Harvard thống kê rằng, có khoảng 80% số nam giới sử dụng liệu pháp ngăn chặn sản xuất androgen sẽ gặp phải chứng bốc hỏa. Theo báo cáo từ tạp chí Journal of Supportive Oncology, nam giới đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn có thể sẽ phải trải qua chứng bốc hỏa giống như phụ nữ tuổi mãn kinh.

Triệu chứng ở nam giới

Trong khi nguyên nhân của việc suy giảm hormone ở nam giới và nữ giới là khác nhau thì triệu chứng của chứng bốc hỏa đều có thể dễ dàng nhận ra ở cả 2 giới. Đó là, cảm giác nóng và vã mồ hôi bất ngờ xảy ra, đặc biệt là ở vùng đầu và thân. Vã rất nhiều mồ hôi có thể đi kèm với việc da đỏ ửng.

Những triệu chứng này sẽ qua rất nhanh, trung bình trong khoảng 4 phút và sẽ kết thúc bằng việc vã mồ hôi lạnh. Một số nam giới và phụ nữ sẽ phải trải qua những triệu chứng này không thường xuyên, trong khi một số người khác có thể phải trải qua chúng hơn 10 lần trong ngày.

Đa số nam giới sẽ không bị bốc hỏa nữa sau khoảng 3-4 tháng kết thúc điều trị ngăn chặn sản xuất androgen. Nam giới tiếp tục điều trị sẽ tiếp tục phải trải qua chứng bốc hỏa.

Điều trị chứng bốc hỏa ở nam giới

Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, những loại thuốc dưới đây có thể điều trị chứng bốc hỏa ở nam giới rất hiệu quả:

  • venlafaxine (Effexor LP), và thuốc chống trầm cảm
  • medroxyprogesterone acetate (Gestoral)- một liệu phát điều trị hormone progestin.
  • cyproterone acetate (Androcur) – liệu pháp điều trị hormone androgen.

Theo một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Lacnet Oncology năm 2010, cả 3 loại thuốc trên sẽ làm giảm số lượng cơn bốc hỏa và mức độ bốc hỏa ở nam giới. Liệu pháp hormone được chứng minh là có hiệu quả gấp đôi so với các loại thuốc chống trầm cảm để điều trị triệu chứng.

Nam giới bị bốc hỏa có thể sẽ thấy triệu chứng giảm đi nếu sử dụng hormone nữ giới. Đại học Y Harvard chỉ ra rằng, 83% nam giới thấy triệu chứng bốc hỏa giảm đi khi sử dụng estradiol, và 80-90% thấy triệu chứng giảm bớt khi sử dụng megestrol và medroxyprogesterone. Thuốc giảm co giật gabapentin cũng có tác dụng làm giảm các cơn nóng bừng ở nam giới.

Ngoài ra, Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ cũng nhấn mạnh rằng, bốc hỏa ở nam giới không phải lúc nào cũng nghiêm trọng đến mức cần phải điều trị. Do vậy, nếu bạn nghi ngờ, hãy đợi cho đến khi nó biến mất. Là nam giới không khiến bạn “miễn dịch” với các cơn nóng bừng, nhưng những triệu chứng của chứng bốc hỏa hoàn toàn có thể điều trị được. Việc này có thể sẽ làm bạn an tâm và thoải mái hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Làm thế nào để biết suy giảm testosteron

PGS.TS.Bs.Nguyễn Xuân Ninh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 01/10/2023

    Cholesterol LDL là gì và tại sao bạn nên theo dõi chỉ số này?

    Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (LDL), là loại cholesterol xấu có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột qụy. Cholesterol LDL đóng vai trò quan trọng trong việc tích tụ các chất béo bên trong động mạch, có thể khiến các mạch máu bị thu hẹp theo thời gian, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

  • 30/09/2023

    Ăn phô mai có lợi gì cho sức khỏe của bạn?

    Các loại phô mai từng bị coi là thực phẩm kém lành mạnh vì hàm lượng chất béo bão hòa cao, có thể làm tăng cholesterol trong cơ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy chúng cũng có thể mang tới những lợi ích nhất định.

  • 30/09/2023

    Cách chăm sóc bàn chân và cẳng chân khi mắc bệnh tiểu đường

    Bệnh tiểu đường có lẽ được biết đến nhiều nhất với các triệu chứng điển hình như lượng đường trong máu cao và đi tiểu thường xuyên. Bên cạnh đó, tình trạng bệnh lý này cũng có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến bàn chân và cẳng chân của bạn. Điều này đòi hỏi người bệnh phải biết cách chăm sóc tốt cho bàn chân của mình. Dưới đây là lý do tại sao bạn nên chăm sóc đặc biệt cho phần chi dưới nếu mắc bệnh tiểu đường và cách chăm sóc bàn chân dành cho người tiểu đường.

  • 30/09/2023

    Bơ động vật và bơ thực vật: Loại nào tốt hơn?

    Bơ động vật và bơ thực vật là nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực, nhất là với ngành bánh. Nó không chỉ góp phần tạo nên hương thơm đặc trưng mà còn giúp chiếc bánh thêm mềm mịn hơn. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc loại bơ nào bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe hơn?

  • 30/09/2023

    Hệ miễn dịch của bạn phụ thuộc vào dưỡng chất nào?

    Hệ miễn dịch là một trong những "tuyến phòng thủ" của cơ thể giúp chống lại các tác nhân bên ngoài. Hệ miễn dịch không khỏe sẽ khiến cơ thể dễ mắc nhiều bệnh. Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng tăng cường khả năng miễn dịch, điển hình là việc cung cấp 5 dưỡng chất sau.

  • 30/09/2023

    Dấu hiệu ở lưỡi "tố" cơ thể thiếu vitamin B12

    Vitamin B12 là một vi chất quan trọng đối với cơ thể. Vì vậy, nếu thiếu loại vitamin này sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm vấn đề về lưỡi.

  • 30/09/2023

    Sàng lọc HIV: Những điều cần biết

    Xét nghiệm sàng lọc HIV sẽ kiểm tra xem bạn có bị nhiễm virus HIV hay không. Khoảng 1,2 triệu người ở Mỹ nhiễm HIV. Nhưng cứ 7 người thì có 1 người không biết tình trạng nhiễm HIV của mình. Ngoài ra, khoảng 40% số ca nhiễm mới lây lan bởi những người không biết về tình trạng HIV của mình hoặc chưa xét nghiệm.

  • 30/09/2023

    Tại sao chúng ta không thể ngửi thấy mùi cơ thể của chính mình?

    Sau đây là những điều thú vị về khứu giác và mùi hương cơ thể của con người.

Xem thêm