Đối với phụ nữ nhất là phụ nữ tuổi trung niên, canxi có vai trò quan trọng thì cần bổ sung canxi nhiều hơn – trung bình từ 1.000 – 1.500mg/ngày.
1. Nguyên nhân và các dấu hiệu thiếu canxi ở phụ nữ trung niên
Dấu hiệu thiếu canxi
Khi cơ thể thiếu canxi, bạn có cảm giác mệt mỏi, chân tay buồn bực, đau mỏi và có hiện tượng bị chuột rút, đau lưng, đau mỏi vai gáy... khiến mọi vận động khó khăn gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Canxi đi từ xương vào máu để duy trì nồng độ hằng định trong máu sẽ dẫn đến chứng loãng xương (osteo- porosis). Đối với phụ nữ trung niên thì tình trạng trên càng nghiêm trọng hơn dẫn đến loãng xương, thoái hóa các khớp , đốt sống…
Thiếu canxi còn khiến hàm răng của bạn không còn trắng sáng mà thay vào đó là bị ố vàng, thưa, mòn…Các móng tay chân yếu, giòn, dễ bị nứt, gãy.
Khi cơ thể thiếu canxi, hệ thần kinh cũng chịu nhiều ảnh hưởng. Bình thường, canxi phối hợp với một số nguyên tố khác kiểm soát xung điện trong cơ thể và giảm nguy cơ co giật. Một khi canxi bị thiếu hụt, vấn đề này trở nên khó kiểm soát và cân bằng hơn rất nhiều.
Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu canxi như: Bữa ăn hằng ngày không cung cấp đủ, cơ thể hấp thụ canxi kém, phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh...
Nguyên nhân thiếu canxi cũng xảy ra khi bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa canxi hoặc là suy dinh dưỡng, chế độ ăn uống nghèo nàn, không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể.
Đồng thời ở giai đoạn này, ở phụ nữ trung niên hormon oestrogen giảm, dẫn đến giảm hấp thu canxi qua ruột nên có nhiều khả năng dẫn tới thiếu canxi.
2. Tầm quan trọng của canxi đối với phụ nữ trung niên
Trung bình một người trưởng thành phải bổ sung khoảng 1.200 mg canxi mỗi ngày. Đối với phụ nữ, nhất là phụ nữ tuổi trung nên thì cần bổ sung nhiều hơn.
Tình trạng thiếu canxi cũng xảy ra khi bạn đối mặt với vấn đề rối loạn chuyển hóa canxi, có thể là do nội tiết tố không ổn định hoặc chúng ta quá lười rèn luyện thể dục, thể thao. Trong trường hợp này, mặc dù bệnh nhân bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết nhưng khả năng hấp thu của cơ thể rất kém.
Nhờ canxi mà xương khớp phát triển tốt, nếu muốn sở hữu bộ xương chắc khỏe, bạn cần bổ sung nguyên tố này cho cơ thể. Không chỉ đảm bảo các hoạt động bình thường của các cơ quan vận động, chúng còn tham gia kiểm soát một số hoạt động chuyển hóa cực kỳ quan trọng.
3. Vậy cần bổ sung canxi như nào cho đúng và đủ?
Theo chuyên gia dinh dưỡng Cẩm Nga – Viện dinh dưỡng Quốc gia, phụ nữ tuổi trung niên hãy thực hiện những lời khuyên dưới đây để phòng ngừa thiếu caxi. Trong đó, bạn nên ưu tiên nạp vào cơ thể các loại thực phẩm có sẵn trong tự nhiên, ví dụ như hải sản: tôm, cua, các loại rau xanh, đặc biệt là sữa và các chế phẩm của chúng.
Thực hiện chế độ dinh dưỡng, các thức ăn, đồ uống giàu canxi như hải sản, các chế phẩm từ sữa, đặc biệt là sữa đậu nành.
Cung cấp đủ lượng chất xơ cho cơ thể: Chất xơ được lấy chủ yếu từ các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại bánh mì, mì ống, gạo, trái cây tươi, rau xanh. Một phụ nữ trưởng thành cần nhận được khoảng 21gram chất xơ mỗi ngày.
Duy trì cân nặng hợp lý, đúng tiêu chuẩn.
Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá để giảm thiểu và ngăn ngừa tình trạng loãng xương.
Thay đổi lối sống như tập thể dục, chơi các môn thể thao nhẹ nhàng. Việc làm này không chỉ nâng cao sức khỏe mà còn giúp xương khỏe mạnh hơn, sức mạnh cơ bắp được tăng cường.
Bổ sung collagen sẽ giúp sụn tăng độ bền, đàn hồi tốt và tăng tính dẻo dai, hạn chế hiệu quả bệnh thoái hoá khớp. Collagen có thể tìm thấy trong các loại rau có màu xanh đậm như rau cải xoăn, cải xoong, xúp lơ… hoặc các loại sữa có bổ sung collagen.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Vai trò của canxi đối với sức khoẻ.
Việc mắc kẹt trong thói quen lặp đi lặp lại có thể khiến chức năng nhận thức, ghi nhớ bị suy giảm.
Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tăng huyết áp có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận, cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác.
Một số thói quen tưởng chừng lành mạnh lại có thể âm thầm làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng và sức khỏe nói chung.
Vitamin K, cùng với các vitamin A, D, E là các vitamin tan trong dầu, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ em. Nếu như đối với các vitamin khác, hầu hết phụ huynh đều có ý thức bổ sung cho trẻ thông qua chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, thì với vitamin K, đặc biệt là vitamin K2, nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn về việc có nên bổ sung vitamin K cho trẻ hay không và bổ sung như thế nào cho hợp lý?
Bảo quản đúng cách là chìa khóa để các sản phẩm chăm sóc da phát huy tối đa hiệu quả. Tránh ánh nắng trực tiếp là điều hiển nhiên, nhưng còn việc bảo quản trong tủ lạnh thì sao? Liệu đây có phải là một bước cần thiết trong quy trình chăm sóc da của bạn?
Bão lũ không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe. Việc duy trì vệ sinh cá nhân tốt trong và sau mùa bão lũ là vô cùng quan trọng để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi các bệnh truyền nhiễm.
Khi thời tiết chuyển dần từ nóng sang lạnh, cơ thể rất dễ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng với nhiều nguyên nhân. Bài viết này sẽ mách bạn một số loại thực phẩm thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch khi trời bắt đầu se lạnh.
Hiện nay, vitamin K2 đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng, nhất là với các bậc phụ huynh với mong muốn giúp con tăng chiều cao tốt hơn. Vậy vitamin K2 có những vai trò gì với sức khoẻ?