Người bị đau nửa đầu kinh niên cần làm gì để chủ động ngăn ngừa cơn đau tái phát?
Đau nửa đầu (migraine) là những cơn đau đầu dữ dội, đau theo dạng nhịp đập, chỉ xảy ra ở một bên đầu, kèm theo hiện tượng buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh.
Người bị đau nửa đầu thường có các triệu chứng báo hiệu trước. Nhờ những triệu chứng này, bệnh nhân có thể ước lượng được khi nào cơn nhức đầu sẽ đến để tích cực phòng ngừa từ sớm.
Chuyên trang sức khỏe Health Central tổng hợp một vài bí quyết ứng phó với chứng đau nửa đầu của những bệnh nhân lâu năm:
Ngậm kẹo gừng giảm buồn nôn
Kẹo gừng giúp giảm cảm giác buồn nôn thường gặp khi cơn đau nửa đầu khởi phát.
Nghiên cứu cho thấy, khoảng 60% người bị đau nửa đầu gặp biểu hiện nôn và buồn nôn. Đây cũng là một trong những triệu chứng thường xuất hiện báo hiệu cơn đau nửa đầu.
Với một số bệnh nhân bị đau nửa đầu kinh niên, kẹo ngậm vị gừng không giúp giảm đau nhưng có thể làm dịu dạ dày tốt hơn uống thuốc.
Ngâm nga trong miệng
Dây thần kinh phế vị đi qua bụng, cơ hoành, phổi, cổ họng, tai trong và cơ mặt, có nhiệm vụ truyền thông điệp từ cơ thể trở lại hệ thần kinh trung ương của bạn.
Theo Hiệp hội Đau đầu Mỹ, các hoạt động kích thích dây thần kinh phế vị có thể hỗ trợ kiểm soát đau nửa đầu và cơn đau đầu cụm.
Bất cứ động tác hít thở nào tác động vào bụng, phổi cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của dây thần kinh phế vị. Đơn giản nhất là việc ngâm nga (ngậm miệng và nói hmm trong cổ họng).
Đeo kính râm
Nhạy cảm với ánh sáng là dấu hiệu thường gặp ở người bị đau nửa đầu tấn công. Khi đó, đeo kính râm, kính lọc ánh sáng màu giúp giảm bớt nguy cơ bị đau đầu tái phát khi tiếp xúc với ánh sáng đèn nháy, đèn huỳnh quang.
Uống đủ nước
Theo Cleveland Clinic, mất nước cũng là một trong những yếu tố kích thích cơn đau nửa đầu. Vì vậy, người mắc bệnh lý này nên tích cực uống đủ nước trong ngày. Ngoài ra, một số thức uống như sinh tố trái cây cũng góp phần bổ sung nước và vi chất có lợi cho sức khỏe.
Hít thở sâu giảm stress
Hít thở sâu là cách đơn giản nhất để ngăn ngừa cơn đau nửa đầu khi căng thẳng.
Mức độ stress tăng cao kéo theo cơn đau nửa đầu. Vì vậy, khi nhận thấy những cảm xúc như giận dữ, buồn bực, bạn nên thử biện pháp hít thở sâu để nhanh bình tâm. Cách thực hiện rất đơn giản: Hít vào bằng mũi thật sâu, thở ra bằng miệng sao cho nhịp thở ra dài hơn nhịp hít vào.
Biện pháp này không phải lúc nào cũng giúp ngăn ngừa đau nửa đầu, nhưng bạn có thể kết hợp với biện pháp khác để kiểm soát mức độ cơn đau tốt hơn.
Chườm lạnh
Cơn đau theo nhịp mạch đập là triệu chứng đặc trưng ở người bị đau nửa đầu. Nghiên cứu trên tạp chí Điều dưỡng lâm sàng cho thấy, chườm lạnh bằng băng đeo, mũ, băng quấn lạnh… có thể giúp tạm thời giảm nhẹ cơn đau.
Giả thuyết cho rằng, chườm lạnh giúp thu nhỏ các mạch máu đang giãn nở khi bị đau nửa đầu, từ đó giảm tín hiệu đau.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách phòng tránh đau nửa đầu khi thay đổi thời tiết.
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.