1. Vì sao sử dụng tinh dầu có thể giúp mọc tóc?
Tinh dầu là chiết xuất thực vật đậm đặc được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như y học, thực phẩm và làm đẹp. Tinh dầu cũng mang lại nhiều lợi ích cho tóc và da đầu cũng như kích thích tóc mọc và phát triển tóc.
Sự phát triển của tóc là quá trình tóc phát triển từ nang tóc, một cấu trúc ở lớp sâu của da đầu. Quá trình này chủ yếu bao gồm ba giai đoạn: Anagen là giai đoạn tóc phát triển, giai đoạn catagen là giai đoạn chuyển từ sự phát triển sang nghỉ ngơi và cuối cùng là telogen, tóc không mọc mới ở giai đoạn này.
Nếu có bất kỳ vấn đề gì ảnh hưởng, như các yếu tố dinh dưỡng, hormone, stress... quá trình phát triển của tóc có thể bị ảnh hưởng và gây ra các vấn đề như tóc yếu, dễ đứt gãy và rụng tóc.
Tinh dầu cũng mang lại nhiều lợi ích cho tóc và da đầu cũng như kích thích mọc tóc.
Rụng tóc có thể có tác động đáng kể cả về thể chất và tâm lý, do đó không nên xem nhẹ. Hiện có nhiều loại thuốc giúp kích thích mọc tóc như minoxidil nhưng thường đi kèm với tác dụng phụ như kích ứng tại chỗ, ngứa da đầu, đau đầu, chóng mặt…
Tinh dầu chứa nhiều các loại axit béo, vitamin, khoáng chất, và các hợp chất chống oxy hóa. Khi sử dụng đúng cách, tinh dầu có thể giúp nuôi dưỡng và củng cố các nang tóc, tăng cường lưu thông máu đến da đầu giúp tóc mọc và thậm chí ngăn ngừa rụng tóc.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý, tinh dầu thường không được khuyến khích sử dụng cho phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em. Khi sử dụng cần đọc kỹ các chống chỉ định cho từng loại tinh dầu. Không sử dụng trong trường hợp da đầu nhạy cảm. Ngừng sử dụng nếu xảy ra mẩn đỏ hoặc các dấu hiệu bất thường khác.
2. Các loại tinh dầu kích thích mọc tóc
Tinh dầu hương thảo
Cây hương thảo là một loại cây có thân gỗ, có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải, được trồng phổ biến vì có nhiều đặc tính ẩm thực và dược liệu. Tinh dầu hương thảo mang lại nhiều lợi ích trong việc kích thích mọc tóc.
Dầu hương thảo có chứa axit carnosic, giúp cải thiện quá trình tái tạo của tế bào da, bao gồm cả da đầu. Tuần hoàn máu trên da đầu được kích thích, sẽ ngăn chặn tình trạng rụng tóc và khuyến khích mọc lại tóc mới khỏe mạnh.
Đối với những người có vấn đề về da đầu hoặc tóc cần tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi dùng tinh dầu.
Tinh dầu oải hương
Một loại tinh dầu khác có thể thúc đẩy sự phát triển của tóc là dầu hoa oải hương. Tinh dầu oải hương có thể tăng cường tuần hoàn máu, cung cấp dưỡng chất đến nang tóc, kích thích sự phát triển của tóc và giữ cho nang tóc khỏe mạnh.
Do có đặc tính kháng khuẩn, tinh dầu oải hương cũng giúp mang lại sự sạch sẽ và tươi mát cho da đầu. Ngoài ra, nhiều người lựa chọn hoa oải hương vì nó cũng có hiệu quả trong việc thay đổi tâm trạng cũng như cải thiện giấc ngủ.
Tinh dầu dừa
Dầu dừa thẩm thấu sâu vào sợi tóc để nuôi dưỡng cho tóc. Axit lauric có trong dầu dừa giúp phục hồi tóc bị hư tổn và dưỡng ẩm cho tóc từ gốc đến ngọn. Ngoài ra, dầu dừa giàu khoáng chất, vitamin E, K, axit béo và chất chống oxy hóa, giúp ngăn rụng tóc và kích thích tóc mọc khỏe mạnh.
Hơn nữa, đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn của dầu dừa cũng giúp làm sạch da đầu và thúc đẩy sự phát triển của tóc đồng thời mang lại sự mềm mại và bóng mượt.
Tinh dầu bạc hà
Tinh dầu bạc hà đặc biệt hiệu quả trong việc kéo dài giai đoạn anagen (mọc tóc), tóc sẽ trở nên chắc khỏe và dài hơn. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy tinh dầu bạc hà có thể kích thích sự hình thành các nang tóc bổ sung, do đó làm tăng mật độ tóc.
Tinh dầu ô liu
Dầu ô liu có nhiều đặc tính giúp cải thiện cho tóc. Nhờ giàu axit béo và đặc biệt là axit oleic có ái lực lớn với tóc, cũng như nhiều chất chống oxy hóa, dầu ô liu bảo vệ tóc và ngọn tóc khỏi các tác động hàng ngày như nhiệt độ, tia UV…
Ngoài ra, các dưỡng chất trong dầu ô liu nuôi dưỡng nang tóc và hỗ trợ sản xuất keratin để tối ưu hóa sự phát triển của tóc khỏe mạnh.
Lưu ý, mỗi người có thể phản ứng khác nhau với các loại tinh dầu chăm sóc tóc và không phải tất cả mọi người đều có phản ứng tích cực khi sử dụng tinh dầu.
Không sử dụng trực tiếp tinh dầu mà cần pha loãng tinh dầu với một loại dầu nền thực vật. Sử dụng các loại tinh dầu mạnh như tinh dầu oải hương, tinh dầu bạc hà... ở dạng nguyên chất có thể gây kích ứng. Tuyệt đối không pha loãng tinh dầu với nước vì càng làm tăng nguy cơ kích ứng.
Trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào, nên thử nghiệm trên một vùng da nhỏ để đảm bảo an toàn. Đối với những người có vấn đề về da đầu hoặc tóc cần tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi dùng.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Top 9 loại tinh dầu giảm nếp nhăn, chống lão hoá hiệu quả.
Với tỷ lệ mắc cao ở người cao tuổi, loãng xương là mối đe dọa tiềm tàng dẫn đến gãy xương và suy giảm chất lượng cuộc sống. Cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu các biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả để đối phó với căn bệnh này!
Nghệ không chỉ là loại gia vị tốt mà còn có tác dụng hỗ trợ chữa một số bệnh. Dưới đây là 4 lợi ích sức khỏe khi sử dụng nghệ trong mùa đông.
Tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nữ giới. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm không lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dậy thì sớm.
Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.
Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.