Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bí kíp tránh bụng bia, không tăng cân khi uống nhiều bia

Uống nhiều bia không chỉ khiến bạn thấy đau đầu vào sáng hôm sau mà còn khiến bạn dễ tăng cân, tích mỡ bụng. May mắn là có một vài tip ăn uống có thể giúp ngăn ngừa tăng cân, ngăn ngừa bụng bia khi uống quá chén.

Bí kíp tránh bụng bia, không tăng cân khi uống nhiều bia

Bí kíp tránh bụng bia, không tăng cân khi uống nhiều bia

Hãy ghi nhớ 5 tip dưới đây trước khi đi nhậu cùng bạn bè!

Hiểu về sự khác biệt của bia nhẹ, bia ít cồn và bia ít carbohydrate

Các loại bia nhẹ, bia ít cồn và bia ít carbohydrate có vẻ là sự lựa chọn tốt đối với những người muốn hạn chế lượng calorie tiêu thụ. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa những loại bia này, từ đó có những lựa chọn không thực sự phù hợp.

Bia nhẹ là loại bia có lượng cồn thấp, lượng calorie thấp, trong khi đó bia ít carbohydrate vẫn có thể chứa hàm lượng cồn và calorie cao khiến bạn dễ tăng cân khi uống quá nhiều.

Bí kíp tránh bụng bia, không tăng cân khi uống nhiều bia - Ảnh 1

Uống bia nhẹ, bia ít cồn giúp tránh tăng cân, tích mỡ bụng

Do bia nhẹ chứa hàm lượng cồn ít hơn, khó bị say, chúng có thể khiến bạn uống nhiều hơn so với bình thường. Điều này có thể khiến bạn vô tình tiêu thụ nhiều calorie hơn dự tính. Tuy nhiên, nếu bạn đang ăn kiêng và có thể tự kiểm soát lượng rượu bia tiêu thụ, bia nhẹ, bia ít cồn vẫn là một lựa chọn tốt.

Uống chậm, từ tốn

Thông thường gan phải mất ít nhất 1 giờ để có thể tiêu hóa 1 lon (355ml) bia. Do đó nếu bạn uống bia quá nhanh, dưới 1 giờ, khả năng đốt cháy chất béo của cơ thể sẽ bị chậm lại và chất béo có thể được tích trữ dưới dạng mỡ bụng, gây ra tình trạng bụng bia nguy hiểm.

Bí kíp tránh bụng bia, không tăng cân khi uống nhiều bia - Ảnh 2

Uống chậm, từ tốn giúp cơ thể chuyển hóa cồn tốt hơn

Theo nhiều chuyên gia, bạn càng uống chậm, từ tốn bao nhiêu, cơ thể càng có nhiều thời gian để chuyển hóa các đồ uống có cồn tốt hơn. Theo một nghiên cứu của Canada, nếu bạn uống bia lượng vừa phải, chia làm 2 - 3 lần mỗi ngày, nguy cơ bệnh tim và tử vong sớm có thể giảm tới 60%, dù kết quả này vẫn còn nhiều tranh cãi.

Uống nhiều nước lọc trước, trong và sau khi uống bia

Uống nhiều nước khi uống bia sẽ giúp bạn kiểm soát lượng bia tiêu thụ, đồng thời giúp bạn không bị say. Các loại đồ uống có cồn có tính lợi tiểu, đồng nghĩa với việc chúng sẽ khiến bạn dễ mất nước. Tuy nhiên bổ sung nước liên tục khi uống bia sẽ giúp bạn không cảm thấy khát, giúp bạn uống chậm, từ tốn hơn.

Chú ý đến hình dáng ly bia của bạn

Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy, dùng các loại cốc/ly dáng thẳng sẽ giúp bạn uống ít hơn so với việc chọn ly bia có dáng hơi cong. Điều này là do bạn có thể nhận biết được lượng bia trong cốc thẳng, từ đó uống chậm hơn và kiểm soát lượng tiêu thụ tốt hơn.

Ăn nhiều protein khi uống bia

Ăn nhiều protein trước hoặc trong khi uống có thể giúp hạn chế lượng bia bạn uống vào. Ăn nhiều protein còn giúp bạn thấy no, từ đó sẽ uống ít hơn và có thể kiểm soát tốt lượng cồn trong máu. Chưa kể protein còn giúp giảm sự hấp thụ cồn của gan tới 40%, loại bỏ cồn khỏi cơ thể tốt hơn.

Bạn nên ăn nhiều gà nướng, cá ngừ, các loại đậu… để bổ sung protein khi uống bia.

Trên đây là 5 tip giúp bạn phòng ngừa tình trạng tăng cân, tích mỡ bụng cũng như làm giảm các tác hại khi uống nhiều bia. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo nam giới không nên uống quá 4 cốc bia/ngày, không uống quá 14 cốc/tuần. Phụ nữ không nên uống quá 3 cốc bia/ngày, quá 7 cốc/tuần để đảm bảo sức khỏe.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Dấu hiệu cảnh báo bạn bắt đầu nghiện rượu bia

Vi Bùi - Theo Healthplus/Medicaldaily
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

Xem thêm