Bị bệnh vẩy nến: Nhớ dùng nước cốt dừa
Bệnh vẩy nến là gì?
Vẩy nến là một bệnh da mạn tính gây ra do sự tăng sinh tế bào và phản ứng viêm của cơ thể. Bệnh thường có những biểu hiện đặc trưng như: Xuất hiện những mảng màu đỏ trên da, bề mặt tróc vẩy, giới hạn rất rõ, vị trí phân bố thường ở cẳng tay, đầu gối và da đầu.
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu đối với bệnh vẩy nến, các bác sỹ thường chỉ định cho bệnh nhân sử dụng kem chống viêm, kem dưỡng da, dùng thuốc ức chế miễn dịch, bổ sung vitamin, áp dụng liệu pháp ánh sáng và thay đổi chế độ sinh hoạt… để làm giảm các triệu chứng và sự khó chịu của bệnh.
Dùng nước cốt dừa có lợi ích gì?
Nước cốt dừa được chiết xuất từ phần cùi của quả dừa, có màu trắng đậm còn được gọi với cái tên khác là “sữa dừa”. Đây là một thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa nhiều dưỡng chất như: Mangan, sắt, đồng, magne, kali và phospho…
Ở một số nước Nam Á và Đông Nam Á, sữa dừa đã được sử dụng từ rất lâu như một biện pháp tự nhiên giúp cải thiện sức khỏe với nhiều lợi ích như: Cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường trao đổi chất, giảm cân, ngăn ngừa mệt mỏi, điều trị thiếu máu, kiểm soát đường huyết, thúc đẩy tiêu hóa, chống táo bón, ngăn ngừa viêm khớp, viêm loét dạ dày và điều trị bệnh vẩy nến…
Cách sử dụng nước cốt dừa điều trị bệnh vẩy nến
Uống sữa dừa
Bạn có thể thay thế sữa bằng sữa dừa tươi trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn, uống sữa dừa vào bữa sáng hoặc có thể thêm vào các món ăn khác như: Ngũ cốc hoặc cà phê…
Tắm với sữa dừa
½ cốc bột yến mạch
½ cốc muối Epsom
2 cốc sữa dừa
15 giọt tinh dầu bạc hà
Cách thực hiện:
Chuẩn bị 1 bồn nước ấm, sau đó cho thêm các thành phần trên vào, ngâm mình thư giãn ít nhất khoảng 15 phút sẽ giúp dưỡng ẩm cho da và làm giảm sự khó chịu của bệnh vẩy nến.
Thoa trực tiếp
Biện pháp này thực sự hiệu quả nếu bạn bị bệnh vẩy nến ở chân, tay và vùng da đầu.
Chuẩn bị:
Cách thực hiện:
Dùng bông thấm đẫm sữa dừa và thoa lên vùng da bị vẩy nến hoặc sử dụng bình xịt để phun đều sữa dừa lên những vùng da bị ảnh hưởng. Sau khoảng 15 – 20 phút, sữa dừa bắt đầu khô lại thì rửa sạch bằng nước mát.
Công dụng:
Các chất dinh dưỡng trong sữa dừa sẽ thấm sâu vào da, dưỡng ẩm và làm dịu làn da từ trong ra ngoài, từ đó giúp giảm tình trạng ngứa và đỏ da.
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?