Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bí ẩn răng khôn: vì sao chúng mọc lâu như vậy?

Con người được biết đến là dành nhiều thời gian nhất cho sự trưởng thành và lớn lên của cơ thể. Trong số tất cả các loài động vật có vú lân cận nhất với chúng ta – đặc biệt là các loài vượn lớn, chỉ có loài tinh tinh đứng thứ hai sau con người khi nói về việc kéo dài thời gian phát triển. Tuy nhiên, ngay cả tinh tinh cũng phát triển một bộ răng đầy đủ trước khi chúng trưởng thành về mặt giới tính, nhưng tại sao loài người lại không mọc những chiếc răng này cho đến khi chúng ta gần hết tuổi thiếu niên hoặc trưởng thành?

Răng khôn là gì?

Theo các nhà khoa học, răng khôn là cặp răng trưởng thành cuối cùng mọc trong miệng của một người. Hầu hết mọi người đều có 2 bộ răng khôn và chúng đều mọc một cách an toàn, nhưng cũng có những người khác lại gặp phải các biến chứng khi mọc răng.

Răng khôn có thể gây nhiều ảnh hưởng, xảy ra khi không có đủ chỗ cho những chiếc răng khi mọc hoặc phát triển đầy đủ. Điều này có thể dẫn đến tổn thương các răng khác, gây đau và các vấn đề răng miệng. Trong một số trường hợp, răng khôn hoàn toàn tách rời và không gây ra vấn đề gì ngay lập tức. Tuy nhiên, vì chúng nằm ở các vị trí trong cùng và khó làm sạch nên khả năng bị sâu là dễ hơn, cùng với các bệnh về nướu và các vấn đề răng miệng đi kèm.

Khi răng khôn có khả năng gây ra các biến chứng răng miệng, chúng thường được phẫu thuật loại bỏ. Một số nha sĩ cũng khuyên nên loại bỏ những chiếc răng này kể cả khi không gây ra triệu chứng để ngăn chặn và đề phòng các vấn đề có thể xuất hiện trong tương lai.

Tại sao phải mất một thời gian dài trước khi mọc răng khôn?

Các nhà khoa học cho rằng một trong những bí ẩn dai dẳng về sự phát triển sinh học của con người là sự đồng bộ chính xác giữa sự xuất hiện của răng hàm với lịch sử sự sống và cách nó được điều chỉnh để xuất hiện.

Các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu vấn đề này bằng cách thu thập các mẫu răng khác nhau và so sánh sự phát triển của chúng, trong đó có quá trình biến xương và răng của 21 loài linh trưởng thành mô hình 3D để khảo sát. Điều này có thể giúp định lượng được khoảng thời gian của cũng như mối quan hệ của nó với sự cân bằng tinh tế trong cơ chế sinh học bên trong hộp sọ đang phát triển của một người.

Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances với tiêu đề Quan điểm cơ sinh học về sự xuất hiện răng hàm và lịch sử sự sống của linh trưởng, các nhà khoa học đã giải thích rằng răng trưởng thành được sử dụng để nghiền thức ăn thành các hỗn hợp nhão thường phát triển trong nướu răng của chúng ta ở ba trạng thái, ở 6, 12, và 18 tuổi. Tuy nhiên, các loài linh trưởng khác có được những chiếc răng hàm trưởng thành hoàn chỉnh sớm hơn. Bất chấp những điểm tương đồng của con người với các giai đoạn phát triển của tinh tinh hay vượn, các loài linh trưởng này phát triển bộ răng hàm hoàn chỉnh khi 3, 6 và 12 tuổi. Điều này đặt ra giả thuyết do sự ảnh hưởng của sự sinh trưởng chậm, kéo theo tập quán và hành vi duy trì thức ăn chậm hơn khiến bộ hàm cũng phát triển chậm hơn.

Một yếu tố quan trọng hạn chế thời gian mọc răng đó chính là khoảng trống. Nếu hàm của một người không đủ lớn để vừa cho không gian mọc lên của những chiếc răng khôn, thì không có ích gì để ép chúng mọc nhanh hơn mức bình thường.

Đối vớ con người, khung xương hàm chúng ta thường không rộng và do đó, không có nhiều không gian. Đây là một vấn đề lớn đối với con người khi nói đến việc mọc các vị trí răng khôn. Theo các chuyên gia, hàm của con người phát triển chậm, có lẽ phần lớn là do lịch sử cuộc sống từ khi tiến hóa và sinh trưởng nói chung là chậm, kết hợp với khuôn mặt ngắn. Sự chậm trễ trong không gian về mặt cơ học tạo ra vị trí thích hợp cho răng khôn mọc lâu hơn, kéo theo việc mọc răng trùng với độ tuổi của con người lâu hơn.

Theo một nghiên cứu năm 2019 cho thấy răng khôn tồn tại để loài người có thể nhai thức ăn cứng từ tự nhiên, chẳng hạn như kiếm ăn thời kỳ hoang dã. Theo thời gian phát triển, khuôn mặt – vùng hàm và răng khôn bị va đập nhiều làm ngắn hàm do con người dần dần ăn các thức ăn mềm hơn. Một nghiên cứu khác từ Đại học Harvard vào năm 2015 xác định rằng khoảng 22% người không xuất hiện răng khôn - trong khi 22% người lại mọc răng khôn và gặp phải các ảnh hưởng của nó. Việc không mọc răng khôn có thể là một ví dụ về sự tiến hóa gần đây vì thức ăn hiện có ngày nay có thể không cần sử dụng đến những chiếc răng hàm thứ ba.

Những thay đổi khác về giải phẫu của con người theo thời gian bao gồm sự gia tăng tỷ lệ xương phía sau cơ thể, các mạch máu thay đổi hay sự biến mất của một số bộ phận cũng cho thấy quá trình tiến hóa đã ảnh hưởng nhiều đến hình dáng và đặc điểm cơ thể hiện nay. Nhìn chung, răng khôn của loài người mọc chậm hơn so với các loài động vật có vú gần giống với chúng ta nhất, và câu trả lời được chấp thuận nhiều nhất cho đến nay vẫn là sự thay đổi trong quá trình tiến hóa.

Tổng kết

Không phải ai cũng mọc răng khôn, và không phải ai cũng gặp phải các ảnh hưởng của việc mọc răng khôn. Những chiếc răng khôn là minh chứng cho sự phát triển của loài người trong một quãng thời gian dài.

Lời khuyên từ các chuyên gia là hãy đến cơ sở nha khoa để được khám và tư vấn khi có các dấu hiệu của việc mọc răng khôn. Răng khôn có thể gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe, do vậy cần được đánh giá và loại bỏ ngay khi cần thiết.

Tham khảo thêm thông tin tại: Có phải ai cũng có răng khôn?

 

BS. Minh Khánh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Sciencetimes) -
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm