Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thừa răng

Chúng ta đều sẽ có 2 loại răng trong suốt cả cuộc đời, đó là răng sữa và răng vĩnh viễn. Thông thường, con người sẽ có 20 răng sữa và 32 răng vĩnh viễn.

Tuy nhiên, có một số người có thể sẽ có nhiều răng hơn con số kể trên, tình trạng này được gọi là thừa răng. Trong đó, tình trạng răng dư kẽ giữa là dạng thừa răng phổ biến nhất. Răng dư kẽ giữa sẽ xuất hiện ở phía trước của răng hàm trên, ở giữa hoặc sau 2 răng cửa. Răng dư kẽ giữa thường có hình nón và thường xảy ra với răng trưởng thành nhiều hơn là với răng sữa. Răng dư kẽ giữa là một trường hợp hiếm gặp. Mặc dù tỉ lệ có thể khác biệt giữa từng quốc gia, khu vực, tuy nhiên, theo thống kê, tỷ lệ này có thể dao động từ 0.15-1.9% tổng dân số nói chung. Tình trạng răng dư kẽ giữa thường phổ biến ở nam giới hơn là ở nữ giới. Nếu bạn bị răng dư kẽ giữa, thì bạn cần được điều trị đúng lúc vì nếu để lâu có thể gây ra các vấn đề sức khỏe răng miệng lâu dài.

Nguyên nhân gây thừa răng

Nguyên nhân chính xác gây thừa răng, dư răng hiện vẫn chưa được biết rõ. Có thể là do yếu tố gen, yếu tố môi trường hoặc những thay đổi trong suốt quá trình phát triển răng miệng. Ngoài ra, răng thừa cũng có thể xuất hiện kèm với nhiều vấn đề về sức khỏe, ví dụ như:

  • Sứt môi hở hàm ếch
  • Hội chứng Gardner – một hội chứng di truyền hiếm gặp khiến nhiều phần của cơ thể sẽ phát triển bất thường
  • Loạn sản xương sọ: một tình trạng di truyền hiếm gặp có thể dẫn đến sự phát triển bất thường ở xương và răng
  • Hội chứng orofaciodigital: là một hội chứng di truyền hiếm gặp ảnh hưởng đến sự phát triển răng, miệng cũng như các đặc điểm về gương mặt, ngón tay và ngón chân.

Các yếu tố nguy cơ của tình trạng thừa răng

Thừa răng có thể dẫn đến nhiều biến chứng về răng, bao gồm:

Cản trở sự phát triển của các răng khác

Một trong số những biến chứng chính của tình trạng thừa răng là cản trở sự phát triển của các răng xung quanh, bao gồm:

  • Làm các răng xung quanh mọc chậm hơn
  • Làm thay đổi vị trí các răng xung quanh
  • Lệch khớp cắn của các răng
  • Hình thành khoảng trống giữa 2 răng cửa
  • Làm dịch chuyển vị trí các răng xung quanh, khiến các răng xung quanh bị cong, lệch bất thường
  • Tiêu chân răng của các răng xung quanh

Hình thành các nang

Khi các răng thừa không được nhổ, có thể dẫn đến hình thành các nang gọi là các u nang giả. Nhìn chung, các u nang giả có kích thước nhỏ sẽ không gây ra các triệu chứng. Nhưng, nếu các u nang phát triển lớn hơn, sẽ gây sưng hoặc thay đổi vị trí các răng xung quanh.

Ảnh hưởng đến khoang mũi

Trong một số trường hợp, thừa răng có thể sẽ gây ảnh hưởng đến khoang mũi, thay vì khoang miệng. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm gặp. Nếu bị ảnh hưởng do thừa răng, khoang mũi có thể bị đau, sưng và bất thường về cấu trúc.

Nhỏ bỏ răng thừa và các biện pháp điều trị khác

Để điều trị tình trạng thừa răng, phương pháp điều trị phổ biến là nhổ răng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ví dụ như nếu răng thừa là răng sữa và không gây biến chứng gì, thì nha sĩ có thể sẽ không nhổ mà chỉ theo dõi thêm.

Có 2 dạng nhổ răng chính:

  • Nhổ răng thông thường: răng sẽ được nhổ mà không cần cắt lợi
  • Nhổ răng phẫu thuật: phức tạp hơn và sẽ cần phải cắt và khâu lợi.

Nhưng nhìn chung, ngay sau khi được chẩn đoán, thường thì răng thừa sẽ được nhổ đi mà không phải chờ đợi quá lâu để dự phòng các biến chứng xảy ra với các răng xung quanh.

Tuy nhiên, nếu nhổ răng thừa quá sớm cũng sẽ đi kèm với một số nguy cơ. Nhổ răng có thể sẽ ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh, đặc biệt là vị trí của các răng vĩnh viễn. Khi đó, việc nhổ răng có thể được trì hoãn. Thông thường, sau khi nhổ răng, sẽ phải tiến hành thêm một số thủ thuật nha khoa nữa để có hàm răng đẹp ví dụ như định hình hoặc niềng, kéo các răng xung quanh.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách điều trị răng lung lay ở người lớn

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm