Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chăm sóc răng cho trẻ từ bào thai đến 3 tuổi

Có nhiều lý do khiến cho hàm răng sữa trở nên quan trọng một cách đặc biệt.

Không chỉ giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng hiệu quả, răng sữa còn hỗ trợ trong quá trình tập nói, tập phát âm cũng như quá trình hình thành nên cá tính của trẻ. Mặt khác, răng sữa còn có vai trò giữ khoảng, định hướng cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí. Do vậy, cha mẹ cần quan tâm chăm sóc để trẻ có một hàm răng sữa khỏe mạnh.

Giai đoạn bào thai

Mầm răng sữa bắt đầu hình thành khi trẻ còn ở trong bụng mẹ. Vào thời điểm trẻ ra đời thì tất cả mầm răng sữa đều đã hình thành và nằm bên dưới lợi. Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, người mẹ cần chú ý đến việc bổ sung thêm chất khoáng giúp hỗ trợ quá trình khoáng hóa mầm răng sữa của con. Để tăng cường chất khoáng, người mẹ nên tăng cường tiêu thụ các loại đồ ăn, thức uống giàu canxi như thịt, cá, trứng và sữa. Phụ nữ mang thai cũng nên giữ gìn vệ sinh răng miệng và đi khám răng trong giai đoạn thai kỳ. Dinh dưỡng hợp lý và vệ sinh răng miệng tốt đảm bảo một hàm răng khỏe mạnh cho cả mẹ và bé trong tương lai.

Hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách.

Giai đoạn sơ sinh và tập đi

Chiếc răng sữa đầu tiên mọc lên khi trẻ khoảng từ 6-9 tháng tuổi. Đến tầm 3 tuổi thì hầu hết toàn bộ hàm răng sữa bao gồm 20 chiếc răng đã xuất hiện đầy đủ trong khoang miệng. Khi những chiếc răng mọc, lợi sẽ nứt ra để răng nhú lên, điều này thường khiến trẻ khó chịu và hay đưa tay lên miệng để mút. Cha mẹ có thể mua dụng cụ gặm nướu bằng silicon cho trẻ gặm, giúp trẻ giảm khó chịu trong thời kỳ răng mọc. Ngoài ra, phụ huynh có thể sử dụng gel bôi lợi mua ở hiệu thuốc bôi trực tiếp lên vùng răng mọc để giảm đau và giảm viêm.

Dinh dưỡng cho trẻ

Dinh dưỡng chính cho trẻ dưới 6 tháng tuổi đến từ sữa mẹ. Nên cho trẻ bú trực tiếp, nếu không có điều kiện có thể vắt sữa ra bình cho trẻ nhưng không nên cho trẻ ôm bình sữa đi ngủ. Khi trẻ đã bú xong, cần lấy bình ra và làm sạch. Việc trẻ ngậm ti hoặc ngậm bình sữa trong lúc ngủ không chỉ tăng nguy cơ bị sâu răng mà còn có thể bị sặc và tiềm ẩn nguy cơ bị viêm tai giữa. Vì vậy, luôn bế trẻ khi cho trẻ bú bình chứ không nên đặt trẻ trong cũi và không có sự giám sát của người lớn. Từ 6-12 tháng, trẻ có thể bắt đầu chuyển từ bú bình sang bú bằng cốc và sau 1 tuổi, trẻ chỉ nên uống sữa từ cốc. Nên nhớ rằng cầm cốc và uống từ cốc là một kỹ năng quan trọng cần thiết phải dạy cho trẻ.

Nước hoa quả và đồ uống có đường có thể gây sâu răng vì trong nước quả cũng có một hàm lượng đường tự nhiên nhất định. Đồ uống có đường bao gồm các loại nước ngọt đóng chai, nước tăng lực, nước quả đóng hộp... Đồ uống có ga có chứa acid có thể làm hỏng men răng. Trẻ dưới 12 tháng tuổi không cần bổ sung nước quả và các thức uống có đường. Ngược lại, các loại sữa không đường và nước trắng là thức uống dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Nước máy đun sôi còn có hàm lượng fluoride nhất định giúp tăng cường khoáng hóa men răng mà các loại nước khoáng đóng chai không có.

Từ 6 tháng tuổi trở đi, có thể cho trẻ tập nhai thức ăn thô. Trẻ từ 12 tháng tuổi có thể cho tập ngồi ăn cùng gia đình và thử các loại thực phẩm lành mạnh và đa dạng. Trẻ có thể tập ăn bằng việc quan sát cha mẹ và các thành viên trong gia đình khi ăn. Trẻ em bẩm sinh không hứng thú với đồ ngọt mà thói quen này được hình thành khi trẻ được cha mẹ hoặc người chăm sóc cho sử dụng các loại đồ ăn, đồ uống có chứa đường. Tiêu thụ các loại thực phẩm có hàm lượng đường cao là nguyên nhân chính gây sâu răng.

Vệ sinh và chăm sóc răng cho trẻ

Lau răng và chải răng có tác dụng loại bỏ mảng bám trên bề mặt răng (là nguyên nhân gây sâu răng). Cha mẹ có thể sử dụng vải mềm hoặc bàn chải nhỏ với đầu lông chải mềm và nước sạch để làm sạch răng cho bé. Việc vệ sinh răng miệng cần bắt đầu ngay khi chiếc răng đầu tiên mọc lên. Đến tầm 18 tháng tuổi, trẻ có thể bắt đầu sử dụng kem đánh răng với một lượng nhỏ chừng một hạt đậu. Nên khuyến khích trẻ nhổ bỏ kem đánh răng thừa sau khi chải răng nhưng không cần súc miệng lại. Việc chải răng và lợi cần được tiến hành 2 lần/ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi ăn sáng. Trẻ dưới 3 tuổi khi chải răng cần có sự giúp đỡ của cha mẹ, trẻ tự chải răng thì phụ huynh cần phải kiểm tra lại, nếu chưa sạch thì cha mẹ nên chải lại răng cho con.

Cha mẹ cần lựa chọn bàn chải đánh răng có kích cỡ phù hợp với lứa tuổi và hàm răng của trẻ, có màu sắc vui nhộn hoặc trang trí bằng các nhân vật hoạt hình. Đầu lông bàn chải mềm để trẻ có thể chải cả lợi. Kem đánh răng cho trẻ dưới 6 tuổi cần chú ý hàm lượng fluoride, thông thường từ 500ppm và không vượt quá 1.000ppm.

Bắt đầu từ 2 tuổi, trẻ cần được đi khám răng để phát hiện các lỗ sâu sớm và điều trị kịp thời. Khám răng định kỳ không chỉ giúp phòng ngừa sâu răng mà còn có thể giúp phát hiện các thói quen xấu như mút ngón tay, mút má, đẩy lưỡi hay thở miệng để điều chỉnh.

Cha mẹ được khuyến khích kiểm tra răng miệng trẻ thường xuyên. Chỉ cần vén môi lên và quan sát nếu có các điểm trắng đục trên bề mặt răng, đặc biệt ở răng hàm trên thì đó chính là chỉ điểm của sâu răng sớm. Lúc này, cha mẹ nên cho con đến phòng khám răng để được tư vấn và điều trị.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Tìm hiểu chăm sóc răng miệng cho trẻ em

BS. LÊ NGỌC DIỆP - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm