Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

Bị gout có ăn cá được không?

Ảnh hưởng của bệnh gout đối với cơ thể

Tình trạng tăng acid uric máu khiến acid uric kết tụ lại thành tinh thể sắc nhọn, lắng đọng ở các khớp, gây ra bệnh gout và nhiều dạng viêm khớp đáng lo ngại. Người bệnh gout thường gặp các triệu chứng như đau, sưng, đỏ khớp và khả năng cử động khớp bị hạn chế.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Veena V, Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em Aster tại Ấn Độ (Aster Women and Children Hospital) không phải ai có nồng độ acid uric trong máu cao cũng đều mắc bệnh gout. Acid uric có nguồn gốc từ purine có trong cơ thể và nhiều loại thực phẩm. Purine bị phân hủy sẽ trở thành acid uric.

Thông thường, acid uric sẽ ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Tuy nhiên, khi lượng acid uric trong máu quá nhiều hoặc được đào thải quá ít, chúng sẽ tích tụ trong máu, hình thành các tinh thể trong khớp và gây viêm.

Nguy cơ mắc bệnh gout có thể thay đổi theo độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh gout cao gấp 2-6 lần so với Phụ nữ. Theo StatPearls Publishing (Mỹ), con số này tăng theo tuổi tác và thường ổn định sau 70 tuổi.

Chuyên gia Veena cho biết, bệnh gout thường liên quan đến thực phẩm, đồ uống có cồn, thừa cân và các tình trạng bệnh lý khác như bệnh thận, tăng huyết áp, đái tháo đường, sỏi thận, nhồi máu cơ tim và suy tim sung huyết.

Người bị gout có cần tránh ăn cá?

Người bệnh gout ăn cá hồi được không?

Người bệnh gout ăn cá hồi được không?

Theo chuyên gia Veena, một số loại động vật có vỏ (như tôm, tôm hùm), cá mòi, cá cơm có lượng purine cao, có thể gây ra các cơn gout cấp. Theo nghiên cứu khoa học của các tác giả Nhật Bản đăng trên Bản tin Sinh học và Dược phẩm (Biological and Pharmaceutical Bulletin) của Hội Dược phẩm Nhật Bản (The Pharmaceutical Society of Japan) năm 2014, việc ăn uống thực phẩm chứa nhiều purine có thể làm tăng nguy cơ bệnh gout tái phát lên gần gấp 5 lần.

Người bị gout có thể ăn các loại cá nào?

Người bị gout không cần thiết phải kiêng ăn tất cả các loại cá. Theo chuyên gia Veena, người bệnh gout có thể ăn các loại cá có lượng purine thấp như cá bơn, cá lưỡi trâu; cá hồi (có lượng purine vừa phải), cá ngừ. Lưu ý không ăn quá nhiều, có thể tham khảo tư vấn của bác sĩ về khẩu phần ăn phù hợp.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các tác nhân gây bệnh gout.

Nguyễn Thanh - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 16/01/2025

    Chế độ ăn cho người mắc hội chứng urê huyết tán huyết

    Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.

  • 16/01/2025

    Phân biệt nấm móng và vẩy nến móng tay

    Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.

  • 15/01/2025

    VIAM Clinic Tri ân Bạn cũ - Món quà sức khỏe, Tết thêm vui

    Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.

  • 15/01/2025

    Ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

    Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

  • 15/01/2025

    Đón năm mới khỏe mạnh cùng thói quen chăm sóc sức khỏe từ chuyên gia

    Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

  • 14/01/2025

    Chế độ ăn khi bị nhiễm giun tóc

    Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.

  • 14/01/2025

    Bệnh tim mạch mùa lạnh ở người cao tuổi: Nhận biết sớm và phòng tránh

    Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.

  • 14/01/2025

    Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm: Những điều cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe

    Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?

Xem thêm