Ở độ tuổi 1-6 tháng, khi đã quen với việc bú mẹ, một em bé được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn thường bú khoảng 600-900 ml sữa mỗi ngày, trung bình là 750 ml. Bé bú mẹ 8 lần/ngày sẽ nhận khoảng 90 ml mỗi cữ bú. Tất nhiên, đây chỉ là con số trung bình, không thể áp dụng cho mọi trẻ. Lượng sữa mẹ mà bé bú sẽ không đổi trong suốt thời gian từ 1 tháng tới khoảng 6 tháng. Tuổi và trọng lượng cơ thể của bé không ảnh hưởng tới lượng sữa mẹ được bú mỗi ngày. Tuy nhiên, tại các giai đoạn tăng trưởng mạnh (thường xuất hiện lúc bé 1-3 tuần, 6-8 tuần, 3 tháng và 6 tháng tuổi), bé có thể bú nhiều hơn bình thường trong vòng 2 – 3 ngày.
Diễn biến sản xuất sữa mẹ vài tuần đầu sau sinh
Thời gian | Sữa | Bé | Mẹ |
Khi sinh | Cơ thể mẹ sản sinh một lượng nhỏ sữa non (sữa đặc quánh, màu vàng). Sữa này giúp bảo vệ bé khỏi bệnh tật. | – Có thể tỉnh táo trong giờ đầu sau khi sinh. – Đây là thời điểm tốt để mẹ cho con bú. |
Mệt mỏi nhưng hào hứng. |
12-24 giờ đầu | Bé nhận được khoảng 1 thìa cà phê sữa non trong mỗi cữ bú. Mẹ có thể nhìn thấy hoặc không nhìn thấy sữa non tiết ra nhưng lượng sữa này vừa đủ để đáp ứng nhu cầu của bé. | – Sẽ không có gì lạ nếu mẹ thấy bé ngủ mê mệt. Bé vừa trải qua một hành trình vô cùng vất vả. Một số bé sẽ không đủ tỉnh táo để nắm bắt vú đúng cách. – Các cữ bú có thể sẽ rất ngắn và chẳng theo giờ giấc. Khi bé tỉnh, hãy tận dụng bản năng bú rất mạnh của bé và cho bé bú mỗi 1-2 giờ. -Nhiều bé thích bú hùng hục, nghỉ, rồi nhấm nháp, mơ màng, rồi lại bú. |
Mẹ cũng mệt mỏi. Hãy cố gắng nghỉ ngơi. |
3-5 ngày tiếp theo | Sữa trắng sẽ về. Lúc đầu, sữa có thể có ánh vàng. | – Bé sẽ bú rất nhiều (điều này giúp vú mẹ sản sinh nhiều sữa), ít nhất 8-12 lần/24 giờ. Thời gian đầu, bé sẽ bú không có giờ giấc. – Vì sữa mẹ dễ tiêu hơn sữa công thức, bé bú mẹ sẽ bú thường xuyên hơn bé bú bình. Bé có thể đòi bú 2-3 giờ một lần rồi ngủ thiếp đi 3-4 tiếng. – Cữ bú có thể kéo dài 15-20 phút mỗi bên. Nhịp mút của bé chậm và dài. Bạn có thể nghe tiếng bé nuốt. |
Ngực bạn có thể căng và rỉ sữa. |
4-6 tuần đầu | Sữa trắng tiếp tục tiết ra. | – Bé bú giỏi hơn và dạ dạy đã lớn hơn để chứa được nhiều sữa. – Các cữ bú sẽ ngắn hơn và cách xa nhau hơn. |
Cơ thể mẹ đã quen với việc cho con bú, vì vậy ngực sẽ mềm hơn và ít bị rỉ sữa hơn. |
Khi nào cần cho bé bú?
Các chuyên gia y tế khuyên mẹ cho bé sơ sinh bú theo nhu cầu, khi bé đói. Nhiều mẹ thường bắt đầu cho con bú khi thấy bé khóc. Tuy nhiên, khóc là một biểu hiện muộn của đói. Không nên chờ tới lúc này mới cho bé bú vì đói quá có thể khiến bé trở nên bực bội, khó dỗ.
Cũng cần để ý rằng rất nhiều khi bé khóc không phải vì đói. Đôi khi bé chỉ cần được ôm ấp hoặc thay tã là đủ. Hoặc cũng có khi bé khóc vì nóng quá, lạnh quá, vì phấn chấn quá hoặc buồn tẻ quá.
Các dấu hiệu cho thấy bé đã muốn bú:
Làm sao biết bé đã bú đủ?
Có thể đánh giá việc trẻ đã bú no hay chưa dựa vào hai biểu hiện chính: bé hài lòng và tăng cân đều sau tuần đầu tiên.
Tăng cân
Một số biểu hiện khác để nhận biết bé đã bú đủ:
Số lần tiểu tiện và đại tiện tối thiểu của bé trong tuần đầu sau khi sinh
Tuổi của bé |
Số lần
tiểu tiện |
Số lần
đại tiện |
Màu và tính chất phân |
Ngày 1 (24h đầu sau sinh) |
1 | Đại tiện phân su lần đầu tiên trong vòng 8 giờ sau khi sinh. | Phân đặc dính, đen như nhựa đường. |
Ngày 2 | 2 | 3 | Phân đặc dính, đen như nhựa đường. |
Ngày 3 | 5-6 | 3 | Phân loãng hơn, màu hơi xanh hay vàng. |
Ngày 4 | 6 | 3 | Phân mềm, màu vàng, có lẫn nước. |
Ngày 5 | 6 | 3 | Phân loãng và lổn nhổn, màu vàng. |
Ngày 6 | 6 | 3 | Phân loãng và lổn nhổn, màu vàng. |
Ngày 7 | 6 | 3 | Phân loãng và lổn nhổn, màu vàng, số lượng nhiều hơn. |
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cho con bú sau khi mổ đẻ
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?