Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

4 dấu hiệu ung thư tuyến giáp cần chú ý

Đã bao giờ ung thư tuyến giáp trở thành mối quan tâm của bạn?

Có lẽ bạn nên quan tâm vấn đề này vì: tỉ lệ phát hiện ung thư tuyến giáp dường như đang tăng rất nhanh, số người được chẩn đoán ung thư tuyến giáp đã tăng gấp đôi kể từ những năm 1970. Phụ nữa là những người nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao. (Đây là một kết luận của 9 bài kiểm tra y học quan trọng nhất trên phụ nữ).

Mặc dù nghe có vẻ đáng sợ nhưng không nên quá sợ hãi, bởi vì đúng là số lượng người được chẩn đoán ung thư tuyến giáp đang gia tăng, nhưng đó là ung thư tuyến giáp thể nhú – loại được coi là ít xâm lấn nhất. Ngoài ra, việc gia tăng số lượng chẩn đoán bệnh này không hoàn toàn có nghĩa là có nhiều người mắc bệnh hơn mà có thể bởi vì các bác sĩ đã làm tốt hơn trong chuyên môn để phát hiện ra bệnh. Ngày nay có rất nhiều người dùng siêu âm và các biện pháp cận lâm sàng khác để kiểm tra sức khỏe tổng thể, và những kiểm tra này có thể tình cờ phát hiện một khối u tuyến giáp nhỏ. Ngay cả khi chúng phát triển thành ung thư thì cũng có rất nhiều trường hợp kích thước nhỏ, phát triển chậm và chúng có thể không gây ra bất cứ vấn đề gì trong suốt cuộc đời bạn.

Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng không phải tất cả ung thư tuyến giáp đều dễ kiểm soát như vây, vì vậy bạn nên đi khám ngay nếu phát hiện những triệu chứng sau:

Một khối u ở cổ

Tuyến giáp nằm phía trước cổ của bạn, nhưng nếu có một khối u không mất đi trong vài tuần, bạn nên đi kiểm tra. Nếu ung thư tuyến giáp đã lan sang những hạch bạch huyết lân cận, chúng thường nằm ở phía bên của cổ, là vị trí của hạch, thay vì nằm ở vị trí của tuyến giáp trước cổ.

Khó nuốt

Khi một khối u tăng kích thước, nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng nuốt của bạn. Đối với một khối u bất thường, nếu nó không mất đi sau vài tuần (là thời gian mà cảm lạnh hay bệnh do virus thông thường gây sưng họng) thì nên được kiểm tra sớm.

Hệ thống phát âm ở họng nằm ngay phía trên tuyến giáp, vì vậy sự thay đổi trong tuyến giáp có thể khiến bạn bị khàn giọng mạn tính.

Khó khăn trong nói, ăn và hít thở

Những triệu chứng này thường không xuất hiện trừ khi ung thư đã rất tiến triển, nhưng khi đó tất cả đều cần nhận được sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Phương pháp chữa trị

Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp thì hướng chữa trị bệnh sẽ phụ thuộc vào kích thước và giai đoạn phát triển của khối u. Một số có kích thước nhỏ hơn 1 cm – ung thư tuyến giáp thể vi nhú thì có thể giữ nó lại. Bởi vì sự tiến triển của nó khá chậm nên bác sĩ có thể trì hoãn các phương pháp điều trị và chỉ đơn giản chỉ định bạn siêu âm kiểm tra 6 tháng một lần để đảm bảo không có gì thay đổi.

Những khối u kích thước lớn hay xâm lấn nhiều cần được loại bỏ ngay lập tực, nhưng cũng không cần thiết phải cắt bỏ cả tuyến giáp. Đó đã từng là nguyên tắc chữa trị, tuy nhiên nếu cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp bạn sẽ cần phải sử dụng hormone tuyến giáp trong suốt thời gian sống của mình, hơn nữa, có thể ảnh hưởng đnế các tuyến cận giáp – tuyến điều hòa cân bằng calci trong cơ thể. Ngày nay, nhiều bệnh nhân chỉ cắt một nửa tuyến giáp có khối u, điều này giúp họ giảm thiểu các tác dụng không mong muốn trên. Tùy thuộc vào đặc điểm lâm sàng của bạn, bạn có thể cần kết hợp điều trị bằng xạ trị, hóa trị hay dùng thuốc điều trị đích.

May mắn là tỉ lệ sống sau điều trị ung thư tuyến giáp khá tốt: tỉ lệ sống 5 năm giai đoạn 1 và giai đoạn 2 của ung thư tuyến giáp dạng nhú hoặc dạng nang là gần 100%.

Tham khảo thêm thông tin trong bài viết: Những điều cần biết khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp

CTV Phạm Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Prevention)
Bình luận
Tin mới
  • 09/06/2023

    Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho con đừng chỉ nghĩ thiếu thì tự cho uống

    Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ, nhưng lại rất quan trọng đối với sức khỏe. Ngày nay các bậc cha mẹ đã được nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của vi chất dinh dưỡng đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách bổ sung vi chất an toàn và hiệu quả.

  • 09/06/2023

    Bao nhiêu tuổi là quá trẻ để dùng Tampon?

    Tampon là gì? Ai có thể dùng tampon? Con bạn có dùng được không? Chuyên gia sẽ hướng dẫn và giải thích cho bạn, đồng thời đưa ra những ưu nhược điểm khi dùng Tampon.

  • 08/06/2023

    Sĩ tử nên ăn gì và kiêng gì để có sức khỏe tốt, tăng cường trí nhớ trong mùa thi?

    Trong mùa thi, nếu các sĩ tử chỉ miệt mài học mà không quan tâm chế độ dinh dưỡng thì sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khó có thể đạt kết quả như mong muốn.

  • 08/06/2023

    10 loại thực phẩm dễ gây bất dung nạp

    Dưới đây là danh sách các chứng bất dung nạp thực phẩm phổ biến nhất. Bài viết cũng sẽ giúp bạn tìm hiểu xem bất dung nạp thực phẩm khác với dị ứng thực phẩm như thế nào, cách phát hiện xem bạn có bất dung nạp thực phẩm hay không và bạn có thể làm gì nếu bất dung nạp một loại thực phẩm cụ thể.

  • 08/06/2023

    6 biện pháp khắc phục tại nhà cho bệnh viêm khớp

    Đối với người bệnh viêm khớp, thực hiện các biện pháp khắc phục tại nhà có thể trở thành một phần trong kế hoạch điều trị tổng thể do bác sĩ chỉ định.

  • 08/06/2023

    Dinh dưỡng trong một số trường hợp bệnh lý khi mang thai

    Một số thai phụ mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, tiền sản giật... cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý đặc thù phòng ngừa biến chứng cho cả mẹ và con.

  • 08/06/2023

    Những quan niệm sai lầm hạn chế phát triển chiều cao của trẻ

    1000 ngày đầu đời là giai đoạn vàng giúp trẻ phát triển chiều cao tốt và nhanh nhất (từ trong bào thai và hai năm đầu đời). Sau này còn 1 giai đoạn cuối cho phát triển chiều cao là giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì

  • 08/06/2023

    8 nguyên nhân gây cứng khớp

    Cứng khớp là hiện tượng các khớp vận động khó khăn, người bệnh khó thực hiện các động tác co duỗi các khớp gối, bàn tay, ngón tay, cúi người… Đây là triệu chứng phổ biến trong các bệnh lý về khớp như: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm khớp vảy nến….và nhiều nguyên nhân khác.

Xem thêm