Da là cơ quan bao phủ toàn bộ cơ thể, cứ mỗi 1 cm da lại có tới hàng triệu tế bào. Da liên tục phát triển, chết và tự thay thế. Thời tiết lạnh khiến da khó chịu và có thể gây nên vấn đề với bệnh nhân tiểu đường. Theo dõi đường máu có thể khó khăn hơn khi da bị lạnh, và có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát tiểu đường.
Ngoài ra, trời lạnh có thể khiến da khô, nứt nẻ. Da khô nứt nẻ có thể khiến bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập dẫn đến nhiễm trùng. Do những bệnh nhân tiểu đường có hệ miễn dịch suy giảm, họ dễ bị nhiễm trùng hơn. Chính vì thế, người bệnh tiểu đường cần bảo vệ da, tránh bị khô và nứt nẻ. Ngoài ra, giữ da ấm cũng có thể giúp bạn tự chăm sóc bản thân. Hãy bắt đầu bảo vệ da bằng những bước sau:
Tránh tắm nước nóng
Bạn có thể thấy lạnh, nhưng đừng tắm nước nóng. Nước nóng có thể gây khô da. Da khô thường dễ bị nứt nẻ hơn và khiến da bị ngứa, khó chịu.
Thay vì vậy hãy dùng nước ấm. Trước khi tắm, hãy kiểm tra nước bằng khuỷu tay để đảm bảo nước không quá nóng. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn có tổn thương thần kinh hoặc tuần hoàn kém.
Giữ đủ nước cả trong và ngoài cơ thể
Thời tiết lạnh khiến cơ thể cần nhiều thời gian để làm ấm hơn nhưng không có nghĩa bạn không bị mất nước qua mồ hôi và nước tiểu.
Để tránh mất nước, điều quan trọng là uống đủ nước. Để đảm bảo điều này, hãy quan sát nước tiểu. Nước tiểu thường có màu vàng hoặc màu chanh và trong suốt, nếu có màu vàng đậm giống như màu giấm táo, thì có nghĩa là bạn đang bị mất nước và phải uống đủ nước ngay.
Ngoài ra, dưỡng ẩm da thường xuyên, đặc biệt sau khi tắm sẽ giúp bạn giữ lại độ ẩm trên da lâu hơn. Bạn có thể thoa kem lên bàn chân, bàn tay, nhưng tránh bôi vào kẽ ngón chân. Thừa độ ẩm giữa các ngón chân hoặc nếp gấp da có thể khiến da dễ bị nhiễm nấm.
Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm
Xét nghiệm đường máu có thể khó khăn trong những tháng mùa đông, đặc biệt khi tay bạn bị lạnh và khô. Tránh dùng rượu/cồn để làm sạch da, rượu có thể làm khô da, khiến việc xét nghiệm đường máu càng khó hơn. Rửa tay bằng nước ấm và xà phòng có thể mang lại nhiều lợi ích như giúp làm ấm tay để tăng dòng máu, và diệt vi khuẩn gây bệnh.
Bạn cũng có thể xoa tay hoặc vuốt ngón tay để máu lưu thông được dễ dàng hơn.
Đi giày vừa chân
Đi giày và bốt vừa chân có thể chống chai sạn hoặc phỏng rộp là nơi cho vi khuẩn gây nhiễm trùng. Nếu bạn đi tất dày để giữ ấm, đảm bảo bạn không bị bóp nghẹt bởi đôi giày. Nếu bạn không làm như vậy, cân nhắc việc gặp bác sĩ để chọn được đôi giày phù hợp.
Bảo vệ tay và chân
Đầu tư găng tay ấm và tất thoáng để tránh khô da do trời lạnh và gió. Không có gì đau bằng đôi tay đỏ lừ, nứt nẻ do lạnh. Giữ tay ấm có thể giúp bạn kiểm tra đường máu, tránh bị nứt da và chảy máu.
Giữ lượng đường máu trong tầm kiểm soát
Nếu da bạn bị khô hoặc nứt nẻ, điều quan trọng là giữ đường máu ở mức bình thường. Nếu đường máu tăng, vết xước, vết thương sẽ chậm lành. Giữ đường máu trong mức cho phép có thể ngăn nhiễm trùng. Vết thương lâu lành thường đi kèm với tăng đường máu có thể là một tình trạng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến việc phải cắt cụt chi.
Thông tin thêm tham khảo trong bài viết: Kiểm soát bệnh tiểu đường trong mùa đông
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.