Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bài tập phục hồi chức năng sau khi thay khớp háng

Sau khi phẫu thuật Thay khớp háng, những bài tập phục hồi chức năng có vai trò đặc biệt quan trọng giúp bệnh nhân nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống.

Phục hồi chức năng giúp bệnh nhân lưu thông tuần hoàn của chi thể và phòng chống tắc mạch, làm tăng sức cơ và cải thiện tầm vận động của khớp háng, giảm thiểu những biến chứng, 

Dưới đây là một số bài tập phục hồi chức năng sau khi thay khớp háng. Các bài tập này phải được sự hướng dẫn của các bác sĩ và thực hiện tại trung tâm y tế hay các trung tâm vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Tùy theo tình trạng bệnh mà người bệnh nên áp dụng các bài tập phù hợp.

 Bài tập ở tư thế nằm

 Gấp duỗi cổ chân: Nhẹ nhàng gấp, duỗi cổ chân. Cứ 5-10 phút làm động tác này vài lần. Động tác này có thể làm ngay sau khi mổ về và tiếp tục làm cho đến khi bệnh nhân hồi phục hoàn toàn.

Bài tập phục hồi chức năng 

Xoay cổ chân: Tiến hành xoay cổ chân, có thể làm 5 lần cho mỗi hướng xoay, 3-4 lần/ngày.

Bài tập phục hồi chức năng 

Tập vận động khớp gối: Đưa gót chân về phía mông, gấp gối và để bàn chân trên mặt giường. Không để gối đổ vào trong (làm 10 lần). Nhắc lại 3-4 lần/ngày.

Bài tập phục hồi chức năng 

Tập cơ mông: Co cơ mông và giữ trong 5 giây (làm 10 lần). Nhắc lại 3-4 lần/ngày.

Bài tập phục hồi chức năng 

Tập dạng chân: Dạng chân tối đa có thể, sau đó khép lại (làm 10 lần), nhưng không được bắt chéo chân. Nhắc lại 3-4 lần/ngày.

Bài tập phục hồi chức năng 

Tập cơ tứ đầu đùi: Bó chặt  đùi. Gồng cơ đùi. Cố gắng để duỗi thẳng gối, giữ trong 5-10 giây. Tập 10 lần/ngày, mỗi lần trong 10 phút (tập cho đến khi thấy mỏi cơ).

Bài tập phục hồi chức năng 

Nâng chân: Bó chặt  đùi, để gối thẳng trên giường. Nhấc chân lên khỏi mặt giường khoảng 10-15cm, giữ như vậy trong 5-10 giây. Hạ chân xuống từ từ (tập cho đến khi thấy mỏi cơ).

Bài tập phục hồi chức năng 

Bài tập ở tư thế đứng

Khi tập các bài ở tư thế đứng, bệnh nhân phải có điểm tựa vững chắc như thành giường bệnh hoặc tường, tốt nhất luôn có người hỗ trợ đứng bên cạnh.

Nâng gối: Nâng gối lên nhưng không cao quá thắt lưng, giữ trong 2-3 giây sau đó hạ chân xuống (làm 10 lần).

Nhắc lại 3-4 lần/ngày.

Bài tập phục hồi chức năng 

Tập dạng khớp háng: Giữ cho hông, gối, cổ chân thẳng và cơ thể ở tư thế đứng thẳng. Dạng chân, sau đó hạ chân từ từ cho tới khi bàn chân chạm đất (làm 10 lần). Nhắc lại 3-4 lần/ngày.

Bài tập phục hồi chức năng 

Tập duỗi khớp háng: Đưa chân ra sau từ từ. Giữ lưng thẳng. Để chân duỗi trong 2-3 giây, hạ chân xuống sàn từ từ. Làm 10 lần. Nhắc lại 3-4 lần/ngày.

Bài tập phục hồi chức năng 

Tập đi

Sau vài ngày, bệnh nhân có thể bắt đầu tập đi những đoạn ngắn trong phòng bệnh và tiến hành làm những động tác nhẹ nhàng với sự hỗ trợ của khung tập đi hoặc dùng nạng.

Bài tập phục hồi chức năng 

Để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, người bệnh cần lưu ý trong luyện tập và sinh hoạt, cần lưu ý tuân thủ chặt chẽ các quy trình do nhân viên y tế hướng dẫn. Đồng thời xây dựng một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. 

Theo vatlytrilieuhcm.com
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

Xem thêm