Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

9 tương tác thuốc và thực phẩm phổ biến cần tránh

Khi dùng một số loại thuốc mới có thể cần bạn phải thay đổi chế độ ăn của mình một chút. Tương tác thuốc và thực phẩm nghĩa là một chất dinh dưỡng hay thành phần nào đó trong thực phẩm làm thay đổi chuyển hóa thuốc, làm tăng hoặc giảm tác dụng của thuốc. Tương tác thuốc có thể sẽ làm tăng tác dụng phụ, dẫn đến nguy hiểm hoặc thuốc không đạt được lợi ích điều trị như mong muốn.

Trước khi sử dụng một loại thuốc mới, hãy hỏi bác sĩ xem chúng có tương tác với thực phẩm nào hay không. Dưới đây là 9 tương tác thuốc – thực phẩm phổ biến bạn nên biết để giữ an toàn cho mình.

1. Acetaminophen + đồ uống có cồn

Uống acetaminophen và đồ uống có cồn cùng một thời điểm vô cùng nguy hiểm. Khi sử dụng acetaminophen kết hợp với rượu, có thể tăng nguy cơ nhiễm độc gan. Nguy cơ này cao nhất nếu bạn là người thường xuyên uống rượu và sử dụng acetaminophen hàng ngày.

2. Một số loại thuốc kháng sinh và sữa

Không nên dùng một số loại kháng sinh cùng với sữa, sữa chua hoặc phômai. Sữa và các sản phẩm từ sữa liên kết với thuốc và cản trở sự hấp thụ của thuốc vào máu. Điều này áp dụng cho các fluoroquinolone như ciprofloxacin (Cipro), levofloxacin (Levaquin), moxifloxacin (Avelox) và một số tetracycline nhất định. Bạn nên tránh uống sữa, ăn sữa chua hoặc kem ít nhất hai giờ trước và sáu giờ sau khi uống thuốc kháng sinh.

3. Thuốc chẹn canxi và statin + Bưởi

Thuốc chẹn kênh canxi được sử dụng cho bệnh cao huyết áp và đau thắt ngực. Một số loại thuốc thường được sử dụng bao gồm felodipine (Plendil) và nifedipine (Procardia, Adalat), được biết là có tương tác với nước ép bưởi. Điều này cũng xảy ra với các thuốc statin dùng điều trị cholesterol cao, chẳng hạn như atorvastatin (Lipitor) và simvastatin (Zocor).

Bưởi có chứa một hợp chất có tác dụng ức chế một loại enzyme chuyển hóa thuốc phổ biến có tên là CYP3A4. Uống nhiều nước trái cây hoặc ăn trái cây sẽ ức chế enzyme này và thuốc sẽ tích tụ trong cơ thể bạn, điều này có thể gây nguy hiểm.

4. Chất ức chế monoamine oxidase (MAOIs) + Phô mai 

Nếu bạn dùng thuốc chống trầm cảm là chất ức chế monoamine oxidase (MAOI), chẳng hạn như isocarboxazid (Marplan), phenelzine (Nardil), selegiline (Emsam) hoặc tranylcypromine (Parnate), bạn sẽ cần theo dõi các loại thực phẩm có hàm lượng tyramine cao trong chế độ ăn uống của mình. Tyramine là một axit amin tham gia vào việc điều hòa huyết áp.

Sự kết hợp này có thể gây ra tình trạng huyết áp tăng đột ngột và nghiêm trọng. Thực phẩm có hàm lượng tyramine cao bao gồm pho mát ủ lâu năm, các loại rượu, cá trích ngâm, men bia và đậu fava.

5. Thuốc suy giáp + thực phẩm bất kỳ

Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém), có thể bạn đang dùng levothyroxine (Synthroid) để khôi phục chức năng tuyến giáp của mình. Hướng dẫn sử dụng của loại thuốc này thường hướng dẫn uống vào buổi sáng với khoảng thời gian từ 30 đến 60 phút trước khi ăn bất kỳ thực phẩm nào. Thức ăn có thể ngăn chặn sự hấp thu thuốc trong ruột non của bạn, làm giảm tác dụng của thuốc lên tuyến giáp.

6. Thuốc lợi tiểu Spironolacton + Cam thảo

Thuốc lợi tiểu spironolactone (Aldactone) được sử dụng để điều trị tình trạng hạ kali và suy tim. Hãy chú ý thói quen tiêu thụ trà cam thảo, kẹo hoặc thực phẩm bổ sung có chứa cam thảo. Cam thảo cạnh tranh với các thụ thể tương tự như spironolactone, khiến thuốc không có hiệu quả. Bạn nên tránh dùng cam thảo trong thực phẩm hoặc dạng bổ sung nếu bạn đang uống thuốc nước này.

7. Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI) + Rượu

Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI) là thuốc chống trầm cảm. Nhóm thuốc này cũng có thể giúp điều trị chứng lo âu. Nhiều người có thói quen sử dụng rượu khi họ cảm thấy căng thẳng và lo âu. Nguy cơ khi kết hợp những thuốc thuộc nhóm này với rượu là xuất huyết dạ dày hoặc đường tiêu hóa.

8. Warfarin + Cải xoăn

Thuốc làm loãng máu warfarin (Jantoven, Coumadin) điều trị cục máu đông. Các loại rau như cải xoăn và bông cải xanh chứa nhiều vitamin K. Vấn đề là vitamin K có tác dụng ngược với warfarin.

Nếu warfarin không hoạt động bình thường, nguy cơ đông máu sẽ tăng lên. Bạn không cần phải tránh hoàn toàn vitamin K. Thay vào đó, chế độ ăn uống của bạn cần phải nhất quán. Nếu bạn ăn nhiều sản phẩm hơn theo mùa hoặc đột nhiên ngừng ăn nhiều rau, bạn có thể bị các tác dụng phụ như đông máu hoặc chảy máu. Trong trường hợp đó, bác sĩ có thể điều chỉnh liều thuốc của bạn.

9. Metronidazole + Rượu

Theo các chuyên gia, thuốc metronidazole (Flagyl) được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng, bao gồm cả nhiễm trùng âm đạo do vi khuẩn. Hãy nhớ không uống bất kỳ loại rượu nào khi đang sử dụng thuốc này, vì nó cản trở quá trình chuyển hóa rượu. Sự kết hợp này gây ra tình trạng nôn mửa nghiêm trọng. Hãy đợi 48 giờ sau khi ngừng thuốc trước để uống rượu.

Tương tác giữa thuốc và thực phẩm có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Hoàng Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everydayhealth
Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm