Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tương tác thuốc của các phương thuốc thảo dược

Các loại thảo mộc đã được sử dụng trong suốt một thời gian dài để điều trị bệnh tật và tăng cường sức khỏe và trong những thập kỷ gần đây chúng đã trở nên ngày càng phổ biến.

Năm 1990, chỉ có 2,5% người Mỹ báo cáo rằng sử dụng thuốc thảo dược; con số này đã tăng lên 12% vào năm 1997 và đến 10-19% vào năm 2002. Trong năm 2004, 25% người trưởng thành ở Mỹ báo cáo rằng họ đã sử dụng các sản phẩm thảo dược trong năm trước đó.

Nhiều người coi các sản phẩm này khá an toàn và "tự nhiên". Mặc dù các loại thảo mộc được tìm thấy trong tự nhiên nhưng chúng có chứa hợp chất hóa học hoạt động có ảnh hưởng đến người sử dụng.

Hơn nữa, đôi khi chúng tương tác với các loại thuốc kê theo đơn. Nghiên cứu từ năm 1997 cho thấy có khoảng 15 triệu người đã sử dụng cả thảo dược và thuốc kê đơn. Chỉ khoảng một nửa nhận ra rằng điều quan trọng là kể cho các bác sĩ về việc sử dụng các sản phẩm thảo dược.

Các phương thuốc thảo dược có thể tương tác với các thuốc kê đơn khác như thế nào?

Có ba cách mà thảo dược có thể tương tác với các thuốc khác:

  • Tác dụng hiệp đồng hoặc tương tự: Cả hai có chung một tác dụng tương tự nhau; khi uống cùng nhau, chúng có thể làm tăng quá nhiều tác động đó - và có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.
  • Tác dụng đối kháng hoặc chống lại nhau: Cả hai có tác động đối ngược nhau nên khi uống cùng nhau, mỗi thuốc sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc kia
  • Giảm sinh khả dụng: Các thảo dược có thể làm giảm sinh khả dụng của thuốc kê đơn trên cơ thể và do đó cản trở hiệu quả điều trị theo dự kiến.

Các tương tác thuốc có thể gặp:

- Cây móng quỷ (Evil’s claw) (được sử dụng cho bệnh đau lưng): Có thể làm tăng chảy máu và bầm tím khi sử dụng với thuốc làm loãng máu.

- Cây đương quy (Dong Quai) (sử dụng cho các triệu chứng kinh nguyệt và mãn kinh): Có thể làm tăng chảy máu và bầm tím khi sử dụng với thuốc làm loãng máu.

- Hoa anh thảo đêm (được sử dụng cho các triệu chứng tiền kinh nguyệt và eczema): Có thể làm giảm hiệu quả của thuốc chống động kinh, làm tăng nguy cơ co giật.

- Cúc thơm (Feverfew) (Sử dụng cho các cơn sốt, nhức đầu, đau răng, các triệu chứng kinh nguyệt, sinh nở, viêm khớp, bệnh vẩy nến, bệnh hen suyễn, dị ứng): Có thể làm tăng chảy máu và bầm tím khi sử dụng với thuốc làm loãng máu. Ngoài ra, có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp khi được sử dụng với các loại thuốc đau nửa đầu.

-Tỏi (Được sử dụng cho bệnh tim, huyết áp cao, cholesterol cao, phòng chống ung thư): Có thể làm tăng chảy máu và bầm tím khi sử dụng với thuốc làm loãng máu; làm hạ đường huyết khi sử dụng với thuốc tiểu đường; và làm giảm hiệu quả của một số thuốc điều trị HIV nhất định.

-Gừng (Sử dụng cho buồn nôn, đau khớp, đau cơ): Có thể làm tăng chảy máu và bầm tím khi sử dụng với thuốc làm loãng máu.

- Bạch quả (Ginkgo biloba) (Sử dụng cho cả thiện bộ nhớ, các vấn đề tình dục, bệnh suyễn, ù tai): Có thể làm tăng chảy máu và bầm tím khi sử dụng với thuốc làm loãng máu; làm giảm hiệu quả của thuốc chống động kinh, làm tăng nguy cơ co giật; và làm tăng nguy cơ tác dụng phụ, chẳng hạn như nhức đầu, run rẩy và hưng cảm khi được sử dụng với các chất ức chế monoamine oxidase (MAOI) của thuốc chống trầm cảm.

-Nhân sâm (Sử dụng cho sức khỏe nói chung, năng lượng, vấn đề tình dục, các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh, kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp cao):  Có thể làm tăng chảy máu và bầm tím khi sử dụng với thuốc làm loãng máu; gây ra lượng đường trong máu thấp khi sử dụng với thuốc tiểu đường; và làm tăng nguy cơ tác dụng phụ, chẳng hạn như nhức đầu, run rẩy và hưng cảm, khi được sử dụng với thuốc chống trầm cảm MAOI.

- Họ mao lương hoa vàng (Goldenseal) (Sử dụng cho các vấn đề về da, loét miệng, cảm lạnh, tiêu chảy, ung thư): Có thể làm tăng nguy cơ đông máu khi sử dụng với thuốc làm loãng máu.

- Cam thảo (Licorice) (Được sử dụng để điều trị loét, đau họng, nhiễm virus): Có thể làm giảm hiệu quả của thuốc tăng huyết áp và thuốc nhịp tim; có thể tăng thêm tác động của các thuốc lợi tiểu, dẫn đến sự mất cân bằng kali, natri và nước trong máu.

- Cây kế sữa (được sử dụng để điều trị các vấn đề về gan và túi mật, cholesterol, ung thư): Gây hạ đường huyết khi dùng với các thuốc đái tháo đường; có thể làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị HIV nhất định.

-Cỏ ba lá hồng (Rose Clover) (sử dụng cho thời kỳ mãn kinh, cholesterol cao, bệnh loãng xương, các vấn đề tuyến tiền liệt): Có thể làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai hoặc tăng chảy máu và bầm tím khi sử dụng với thuốc làm loãng máu.

-St. John Wort (được sử dụng cho bệnh trầm cảm, lo âu, mất ngủ):

Có thể giảm:

  • Hiệu quả của thuốc chống lo âu, dẫn đến tăng sự lo lắng và buồn ngủ;
  • Hiệu quả của ức chế miễn dịch hoặc thuốc chống thải ghép
  • Hiệu quả của suy tim hoặc thuốc nhịp tim; hiệu quả của các thuốc điều trị HIV nhất định

Có thể tăng:

  • Nguy cơ cao huyết áp với thuốc chống trầm cảm IMAO
  • Hiệu quả và tác dụng phụ từ chọn lọc chất ức chế tái hấp thu serotonin (SSRI) của thuốc chống trầm cảm.
  • Nguy cơ đông máu khi sử dụng với thuốc làm loãng máu
  • Chuyển hóa tamoxifen, một loại thuốc chống ung thư được sử dụng cho bệnh ung thư vú

-Cây nữ lang (Valerian) (Được sử dụng cho các vấn đề giấc ngủ, lo lắng, nhức đầu, trầm cảm): Có thể làm tăng tác dụng an thần hoặc trầm cảm tác dụng của thuốc rượu, thuốc an thần, thuốc an thần và gây mê.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 8 loại thảo mộc và gia vị tốt cho sức khỏe

Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

Xem thêm