Loét dạ dày- tá tràng (LDD-TT) là bệnh phổ biến, việc điều trị thường kéo dài với sự kết hợp của nhiều loại thuốc. Các nhóm thuốc chính gồm: thuốc bao bọc niêm mạc (bismuth, kaolin), thuốc kích thích liền vết loét (viên nghệ), thuốc ức chế phó giao cảm (atropin), thuốc an thần, thuốc kháng acid, thuốc ức chế tiết dịch vị acid (cimetidin, ranitidin, omeprazon). Gần đây với sự phát hiện ra vai trò của vi khuẩn H.pylory lại có thêm chỉ định dùng kháng sinh trong điều trị loét dạ dày- tá tràng. Vì phải sử dụng nhiều loại thuốc cùng một lúc thì điều cần thiết là phải chú ý tới các tương tác có thể xảy ra giữa chúng với nhau hoặc với các thuốc khác.
Nhóm antacid chủ yếu đang dùng nhôm hydroxyd và muối hoặc hydroxyd của magiê (có trong gói alusi, viên gastrogel...). Nhóm này có thể hấp thụ một số thuốc khác ở đường tiêu hoá, có xu hướng làm tăng sự tháo sạch ở dạ dày và trong một chừng mực nhất định có thể gây kiềm hoá nước tiểu dẫn tới thay đổi hấp thu và bài tiết của nhiều thuốc khác. Điển hình như việc các antacid làm giảm hấp thu các tetracyclin, digoxin, sắt ở đường tiêu hoá, làm tăng thải trừ salicylat ở thận.
Với các thuốc kháng sinh được chỉ định trong điều trị loét dạ dày- tá tràng
Tetracyclin hoặc doxycyclin có thể làm giảm hấp thu, giảm tác dụng của các muối sắt, nhôm hydroxyd, phenobarbital, phenytoin... Amoxycyllin dùng cùng allopurinol, tăng nguy cơ dị ứng ngoài da. Metronidazol hoặc tinidazol dùng cùng với thuốc chống đông như warfarin có thể gây chảy máu nặng, dùng cùng với rượu, bia gây ngộ độc.
Tuy chưa thể biết hết các tương tác có thể xảy ra, song trên đây là một số tương tác thuốc thường gặp và cần chú ý khi sử dụng thuốc chữa bệnh loét dạ dày- tá tràng. Cần cân nhắc kỹ về loại thuốc phải dùng, cách dùng trong ngày là những việc cần thiết nhằm hạn chế tới mức thấp nhất tác hại do tương tác thuốc gây ra.
Nếu bạn bị đa xơ cứng, tình trạng rối loạn chức năng ruột thần kinh có thể xảy ra, có nghĩa là một vấn đề về thần kinh đang ngăn cản ruột hoạt động bình thường. Táo bón chính là vấn đề ruột phổ biến nhất đối với người bị đa xơ cứng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc 7 cách khắc phục tại nhà giúp giải quyết, thậm chí là ngăn ngừa tình trạng táo bón.
Thói quen sinh hoạt ảnh hưởng lớn tới sức khỏe răng miệng. Các nha sĩ khuyến cáo một số thói quen xấu gây hại cho răng bạn nên bỏ càng sớm càng tốt.
Màu sắc răng không chỉ tạo nên nụ cười tỏa sáng, mà nó còn ảnh hưởng rất lớn đến vận mệnh và sức khỏe của mỗi người.
Sẹo lồi là tình trạng nhiều người gặp phải do quá trình chữa lành vết thương bất thường của cơ thể. Điều đáng lo ngại là sẹo lồi thường không mất đi, mà tiến triển dần theo thời gian, thay đổi dần về kích thước và màu sắc,
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc mối liên hệ giữa tiêm vắc-xin HPV và bệnh đa xơ cứng.
Thực tế vẫn có nhiều sai lầm tai hại mà nhiều cha mẹ mắc phải khi chăm sóc con bị sốt khiến cho bệnh tình của trẻ không những không được cải thiện mà còn trở nặng hơn.
Ngoài các vấn đề hô hấp, đau khớp hay da liễu, sức khỏe đường ruột cũng có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh. Dưới đây là một số biện pháp giúp đường ruột khỏe mạnh trong mùa Đông.
Cân nặng, tuổi tác, tỷ trọng cơ và mỡ của cơ thể chỉ quyết định 10% tốc độ trao đổi chất. Bạn có thể thúc đẩy, tăng tốc quá trình chuyển hóa năng lượng nhờ những thói quen lành mạnh hàng ngày.