Mỗi người đều có thói quen bảo quản và giữ gìn quần áo riêng của mình. Tuy vậy, không phải ai cũng đang chăm sóc những món đồ của mình một cách đúng đắn. Đôi khi, những bất cẩn hoặc sai sót không đáng có lại làm hỏng đi món đồ ưa thích, hay tệ hơn là áo váy đắt tiền. Dưới đây là 9 sai lầm phổ biến nên tránh để giữ quần áo của bạn luôn đẹp và mới bất kể thời gian.
1. Bảo quản quần áo theo mùa sơ sài
Trước khi cất quần áo theo mùa vào góc tủ hay hộp đựng riêng, hãy giặt khô tất cả. Điều này đặc biệt cần thiết với áo khoác hay áo lông. Nếu không được giặt sạch, áo khoác và áo lông có thể mất độ bóng ban đầu, áo bằng da dễ mất đi độ bóng và trở nên thô ráp. Ngoài ra, bạn cũng nên bôi thuốc diệt côn trùng vào quần áo.
2. Đóng gói chân không tất cả các loại quần áo
Túi hút chân không gần đây đã trở nên phổ biến hơn nhiều. Tuy nhiên, cách bảo quản này không tốt cho đồ lông thú và da thật. Những món đồ từ các chất liệu này luôn cần có nguồn cung cấp oxy để đảm bảo được ngoại hình. Nếu bị “chèn ép” trong môi trường thiếu khí, chúng sẽ có mùi khó chịu, các phần bên ngoài trở nên kết dính, lông bị mục và hư hỏng.
3. Dùng sai loại móc treo
Bạn không nên quá “dè sẻn” khi sắm sửa móc treo. Hãy chọn móc treo theo kích cỡ quần áo. Điều này sẽ giúp ngăn chặn sự xuất hiện của những nếp gấp hay tình trạng hỏng form dáng món đồ. Trọng lượng của quần áo cũng là yếu tố quan trọng. Bạn không đặt áo khoác lông thú và áo khoác da nặng lên những chiếc móc nhỏ mỏng. Ngược lại, bạn cũng không nên để những chiếc váy làm bằng vải mỏng trên những chiếc móc gỗ cũ dễ làm rách vải.
4. Treo đầm dài thẳng đứng
Đầm dài thường chiếm nhiều diện tích khi treo lên, đồng thời cũng dễ chạm phải phần đáy tủ phía dưới. Những món đồ này tốt hơn hết nên được xếp vắt ngang thanh chắn để tránh bị nhăn nhúm phần đuôi. Bằng cách này, bạn cũng sẽ không cần phải là phẳng đầm, váy quá nhiều lần.
5. Gấp ngang quần dài trên móc
Thay vì tiện tay gấp đôi quần và vắt ngang thanh treo đồ, bạn nên sử dụng móc treo có kẹp để cố định được toàn bộ phần quần theo một phía. Gập ngang quần sẽ dễ dàng để lại những vết hằn không đẹp mắt, bởi quần thường làm từ chất liệu cứng cáp và đứng dáng. Cách cất giữ tương tự cũng nên được áp dụng với quần áo bằng chất liệu len và dệt kim, vốn rất dễ giãn rộng nên bị tác động bên ngoài.
6. Gấp đôi áo ngực
Nhiều người nghĩ rằng xếp gọn áo lót sẽ giúp tiết kiệm không gian tủ hơn. Tuy nhiên, hành động này lại dễ dàng làm hỏng áo ngực, từ đó ảnh hưởng đến công dụng nâng đỡ và tôn dáng ngực của áo lót. Cách sắp xếp tốt hơn mà vẫn không chiếm chỗ trong ngăn tủ là đặt song song, hoặc để phần cúp bên trái của một chiếc áo lót nằm chồng lên phần cúp của chiếc bên cạnh.
7. Xếp tủ và treo nhầm loại quần áo
Ngăn tủ và móc quần áo sẽ phát huy tác dụng tốt nhất khi được sử dụng cùng với loại quần áo phù hợp. Áo váy voan, sơ mi, lụa hoặc các chất liệu mỏng nên được treo trên móc đúng với kích cỡ. Trong khi đó, những món đồ từ len và vải dệt kim nên được xếp gọn trên giá để tránh bị giãn, lỏng ngoài ý muốn. Ngoài ra, cần lưu ý rằng đồ vải len mềm mịn nên được xếp riêng ở trên cùng. Nếu có vật nặng hơn đè lên, chúng sẽ mất phom dáng nhanh chóng.
8. “Chồng chất” lộn xộn nhiều loại quần áo trên một giá treo
Nhiều người nghĩ rằng xếp chồng nhiều món đồ lên nhau sẽ giúp “ăn gian” không gian tủ hơn. Tuy nhiên, lợi ích nhỏ này không thật sự đáng kể so với việc nhiều lớp quần áo chồng chất sẽ dễ dàng làm hỏng chất lượng của những món đồ bên dưới vì thiếu không khí. Cách treo đồ này chỉ chấp nhận được trong trường hợp móc treo có nhiều tầng để ngăn cách quần áo.
9. Không cài nút khi cất giữ quần áo
Khi đặt quần áo vào tủ, đặc biệt là nếu cần treo lên móc, đừng quên cài cúc hoặc kéo khóa chúng lại. Thói quen này sẽ giúp quần áo của bạn giữ được phom dáng chuẩn, ít bị xê dịch hoặc gấp nếp ngoài ý muốn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Quần áo không vô hại như ta nghĩ.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.