Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

9 mẹo để sống chung với cơ thể không dung nạp lactose

Nếu bạn cảm thấy các triệu chứng như đau quặn bụng, đầy hơi, tiêu chảy và buồn nôn sau khi ăn các sản phẩm từ sữa, thì bạn không hề đơn độc. Chỉ khoảng 25% dân số thế giới có khả năng tiêu hóa một loại đường có trong sữa, được gọi là lactose. Trong khi đó, 75% còn lại có thể cảm thấy khó chịu sau khi ăn các sản phẩm từ sữa – một vấn đề được gọi là không dung nạp lactose.

Trong tự nhiên, hầu hết các loài động vật uống sữa khi còn nhỏ sẽ trở nên không dung nạp lactose khi trưởng thành, bao gồm cả... bò. Vì vậy, không chỉ mình bạn gặp phải tình trạng này. Lý tưởng nhất, ruột non của bạn sẽ sản sinh đủ một loại enzyme gọi là lactase – yếu tố quan trọng để phân giải lactose có trong các sản phẩm từ sữa. Tuy nhiên, nếu bạn không sản xuất đủ enzme này, lactose sẽ đi thẳng xuống đại tràng, nơi các vi khuẩn tự nhiên của cơ thể sẽ “ăn” lactose và thải ra khí như hydro và carbon dioxide, gây ra cảm giác đầy hơi và khó chịu.

Các sản phẩm từ sữa vẫn là một nguồn cung cấp canxi quan trọng, chiếm tới ba phần tư lượng canxi chúng ta hấp thụ. Dù bạn nghĩ rằng mình có thể không dung nạp lactose, bạn vẫn có thể thưởng thức sữa, phô mai và các sản phẩm từ sữa khác mà không lo khó chịu. Dưới đây là cách để làm điều đó.

 

XEM THÊM: Những sản phẩm từ sữa vẫn phù hợp với người không dung nạp lactose

1. Thử kiểm tra độ dung nạp

Vì mức độ dung nạp lactose của mỗi người là khác nhau, hãy tự kiểm tra để biết giới hạn của mình. Hãy thử uống 200ml sữa (tách béo) khi chưa ăn. Nếu cảm thấy đầy hơi quá mức hoặc có dấu hiệu khó tiêu, buồn đi vệ sinh trong vòng 2 đến 4 giờ sau đó, thì khả năng cao bản thân không dung nạp được lactose. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn không dung nạp lactose, khả năng cao là bạn vẫn có thể tiêu thụ được khoảng 240 ml hoặc ít hơn mỗi lần.

2. Đừng quên bổ sung canxi

Sữa là nguồn cung cấp canxi chính. Hầu hết mọi người nên bổ sung lượng canxi tương đương với hai ly sữa mỗi ngày (450-500 ml). Nếu sữa là nguồn canxi chính nhưng phải cắt giảm, hãy bổ sung bằng các thực phẩm thay thế như cá, rau chân vịt, và bông cải xanh. Ngoài ra, có thể chọn nước ép hoặc ngũ cốc bổ sung canxi, thực phẩm chức năng bổ sung canxi, hoặc các sản phẩm sữa đã được xử lý bằng enzyme lactase, viên uống enzyme lactase, hoặc sữa đã qua xử lý lactase.

3. Không uống sữa khi đói

Một số người thấy rằng triệu chứng không dung nạp lactose biến mất khi họ tiêu thụ các sản phẩm sữa kèm với đồ ăn khác. Hãy kết hợp việc uống sữa cùng tiêu thụ nhiều thực phẩm khác.

4. Sử dụng sữa chua

Quá trình lên men tạo ra sữa chua sử dụng các vi khuẩn sản sinh enzyme lactase – loại enzyme mà những người không dung nạp lactose thiếu hụt. Chính các vi khuẩn này cũng giúp phân giải lactose trong sữa. Đây là một lựa chọn lý tưởng cho người không dung nạp lactose.

Chọn sữa chua thông thường

Hãy tìm loại sữa chua chưa qua tái tiệt trùng. Để đảm bảo sản phẩm mua đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu là 10 triệu vi sinh vật sống mỗi gram, hãy tìm nhãn hiệu gẵn nhãn "Live and Active Culture (LAC)". Ngoài ra, sữa chua đông lạnh không giống sữa chua thông thường; nó giống như sữa kem. Vì vậy, hãy chọn sữa chua thông thường.

Chọn loại không chứa chất béo

Chất béo làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày. Sữa chua có chất béo sẽ nằm lâu hơn trong dạ dày, tạo điều kiện cho axit dạ dày tiêu diệt các vi sinh vật có lợi. Vì quá trình tiêu hóa lactose diễn ra ở ruột non, nên cơ thể cần vi sinh vật đến đó càng nhanh càng tốt, ngay cả khi một số bị axit dạ dày tiêu diệt. Mặc dù đây mới chỉ là giả thuyết, nhưng tốt nhất nên chọn sữa chua không chứa chất béo nếu bạn bị không dung nạp lactose mà vẫn muốn tiêu thụ các sản phẩm từ sữa.

Tiêu thụ thường xuyên

Ngay cả khi không có đủ enzyme lactase ở ruột non để xử lý lactose, các vi khuẩn ở ruột già rất linh hoạt và sẽ thích nghi nếu thường xuyên gặp lactose trong chế độ ăn. Ăn thực phẩm từ sữa trong nhiều ngày liên tục có thểlàm tăng khả năng dung nạp, làm giảm cảm giác đầy hơi nhờ vi khuẩn đường ruột  thích nghi tự nhiên.

5. Thêm enzyme lactase

Nhiều công ty sản xuất enzyme lactase để thêm vào sữa hoặc có thể mua dạng lỏng và tự thêm. Chỉ cần vài giọt enzyme lactase vào một lít sữa sẽ loại bỏ hiện tượng đầy hơi và làm sữa có vị ngọt hơn. 

6. Thử sữa bơ (Buttermilk)

Sữa bơ thường dễ dung nạp hơn. Vì mỗi cốc sữa bơ chứa ít lactose hơn so với các loại sữa nguyên kem, sữa không béo, hay các loại sữa khác. Dù tên gọi là “sữa bơ,” nhưng sữa bơ lại có hàm lượng chất béo và cholesterol thấp hơn cả sữa thường đến 2%.

7. Tránh phô mai mềm

Khi ăn phô mai, hãy chọn các loại phô mai cứng. Lactose hòa tan trong nước và tồn tại trong phần đạm whey thay vì phần curd (phần đông) trong quá trình làm phô mai. Phô mai cứng được làm từ phần đông, trong khi phô mai tươi (cottage cheese) chứa whey.

8. Cẩn thận với chất bổ sung

Lactose thường được sử dụng trong nhiều loại thuốc và thực phẩm bổ sung dinh dưỡng. Trong một số loại thuốc và với một số người, lượng lactose trong đó đủ để gây ra triệu chứng không dung nạp lactose. Hãy đọc kỹ nhãn và hỏi dược sĩ xem thuốc của bạn có chứa lactose hay không.

9. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dù các dấu hiệu và triệu chứng không dung nạp lactose có vẻ rõ ràng, không nên tự chẩn đoán và điều trị mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một tình trạng khác hoặc nghiêm trọng hơn. Nếu bạn cho rằng mình không dung nạp lactose, hãy chú ý đến các dấu hiệu như đau quặn bụng, đầy hơi, buồn nôn hoặc tiêu chảy trong khoảng 30 phút đến 2 giờ sau khi tiêu thụ sản phẩm từ sữa. Bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm như kiểm tra dung nạp lactose, đo hơi thở hydro, hoặc kiểm tra độ axit của phân để xác định nguyên nhân thực sự.

Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM – Viện Y học ứng dụng Việt Nam cung cấp dịch vụ khám và tư vấn dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì, phụ mang thai,... Liên hệ ngay hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678  hoặc truy cập viamclinic.vn để đặt lịch ngay!

Trương Phan Hồng Hà - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Prevention
Bình luận
Tin mới
  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

  • 28/03/2025

    Tin vui cho những người có thói quen ăn gừng và uống trà gừng

    Gừng đã được sử dụng từ rất lâu đời trong y học và cả ẩm thực, thói quen ăn gừng, uống trà gừng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tin vui là các nhà khoa học tiếp tục phát hiện ra một công dụng mới của gừng đối với sức khỏe đường ruột.

  • 28/03/2025

    5 loại thực phẩm bổ sung có thể gây tiêu chảy

    Nếu bạn có thói quen sử dụng thực phẩm bổ sung để tăng cường sức khỏe hàng ngày, thì chắc chắn, bạn cũng là người đang ưu tiên áp dụng các lựa chọn cho lối sống lành mạnh.

Xem thêm