Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

9 hiểu lầm về ung thư tiền liệt tuyến

Nhiều người cho rằng, chỉ có những người có anh trai hoặc bố bị ung thư tiền liệt tuyến thì họ mới mắc bệnh. Tuy nhiên, ung thư tiền liệt tuyến là một bệnh khá phổ biến, là bệnh ung thư gây tử vong hàng thứ hai ở nam giới Mỹ, chỉ sau ung thư phổi.

Mặc dù ung thư tiền liệt tuyến là một bệnh nghiêm trọng và có thể gây tử vong, nhưng đa số nam giới lại không tử vong vì căn bệnh này. Tuy tỷ lệ bị bệnh cao, nhưng vẫn còn nhiều điều hiểu lầm xung quanh căn bệnh này. Hãy cùng tìm hiểu!

#1: Ung thư tiền liệt tuyến là bệnh của nam giới cao tuổi?

Mặc dù đa số nam giới được chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến đều lớn tuổi nhưng bệnh cũng có thể xảy ra ở nam giới trẻ. Khoảng 40% tổng số ca bệnh xảy ra ở nam giới dưới 65 tuổi. Bệnh khá phổ biến ở nam giới 40-50 tuổi, tuy vậy, bệnh hiếm gặp hơn ở nam giới dưới 40 tuổi.

Độ tuổi chính xác bạn cần phải sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến thường xuyên vẫn là vấn đề còn đang được tranh cãi. Nhưng ít nhất, bạn nên xét nghiệm PSA lần đầu khi bạn 50 tuổi. Nếu gia đình bạn có tiền sử bị ung thư tiền liệt tuyến, bạn nên sàng lọc sớm hơn, khi 40 hoặc 45 tuổi.

#2: Bố tôi bị ung thư tiền liệt tuyến, như vậy tôi cũng sẽ bị bệnh?

Nếu bạn có bố hoặc anh trai bị ung thư tiền liệt tuyến, nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn khoảng 2 lần so với những người không có tiền sử gia đình. Nếu cả bố và anh trai cùng bị bệnh, nguy cơ bị bệnh của bạn sẽ tăng lên 5 lần. Nhưng không phải ai có tiền sử gia đình cũng sẽ bị ung thư tiền liệt tuyến. Nếu bạn có tiền sử gia đình bị ung thư tiền liệt tuyến, hãy trao đổi với bác sỹ về việc làm xét nghiệm PSA và yêu cầu được theo dõi chặt chẽ hơn.

#3: Ung thư tiền liệt tuyến không phải là bệnh tử vong?

Mặc dù tỷ lệ sống sót sau 5 năm bị bệnh ung thư tiền liệt tuyến là rất cao – khoảng 90% nhưng ung thư tiền liệt tuyến vẫn là căn bệnh ung thư gây tử vong hàng thứ 2 ở nam giới, sau ung thư phổi.

Đa số các trường hợp ung thư tiền liệt tuyến sẽ không gây đau đớn, phát triển chậm và chỉ có thể theo dõi chủ động trong thời gian dài mà không cần biện pháp điều trị gì khác. Nhưng trong một số trường hợp, bệnh có thể tiến triển khá nhanh và nặng. Nói cách khác, nếu coi thường ung thư tiền liệt tuyến và không xét nghiệm sàng lọc định kỳ, thì có thể sẽ khiến bệnh diễn biến nhanh hơn.

#4: Nếu bệnh tái phát, sẽ không thể điều trị được nữa?

Ung thư tiền liệt tuyến có thể sẽ tái phát đột ngột, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không hồi phục được. Nếu bệnh tái phát, bạn sẽ phải thử một phương pháp điều trị mới. Theo khuyến nghị của một số bác sỹ chuyên khoa nam học, với ung thư tiền liệt tuyến, nên tiến hành phẫu thuật trước khi xạ trị. Để nếu bệnh tái phát lại lần thứ hai, bác sỹ có thể sẽ kiểm soát bệnh dễ dàng hơn.

#4: Xét nghiệm PSA không tốt cho bạn?

Một số bác sỹ không khuyến khích xét nghiệm PSA, nhưng điều này không cần thiết bởi xét nghiẹm PSA đơn thuần chỉ là một xét nghiệm máu. Sàng lọc bằng PSA không phải là hoàn hảo nhưng xét nghiệm này không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bạn cả. Điều duy nhất mà xét nghiệm này gây ra đó có thể là sự lo lắng không cần thiết nếu kết quả dương tính giả. PSA thường sẽ tăng trên 4 khi bị ung thư tiền liệt tuyến, nhưng tỷ lệ bị bệnh của những người có PSA từ 4 đến 10 chỉ là 25%. Nguyên nhân gây tăng PSA có thể là do đạp xe đạp hoặc do xuất tinh. Hậu quả là, một số nam giới sẽ phải tiến hành sinh thiết không cần thiết. Xét nghiệm PSA đã giúp phát hiện ra nhiều ca bệnh hơn, làm giảm tỷ lệ tử vong do ung thư tiền liệt tuyến do phát hiện sớm và đièu trị, theo dõi kịp thời.

 

#5: Nếu chỉ số PSA của bạn thấp, nghĩa là bạn không bị ung thư tiền liệt tuyến?

Chỉ số PSA có thể hữu ích trong việc chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến, nhưng chỉ số PSA chỉ là một phần. Chỉ số PSA thấp không có nghĩa là bạn không bị ung thư. Bạn không nên chủ quan. Để hoàn tất chẩn đoán, bạn cần tiến hành các xét nghiệm khác, ví dụ như sinh thiết, chụp cộng hưởng từ MRI.

#6: Điều trị ung thư tiền liệt tuyến sẽ gây bất lực?

Các phản ứng phụ sau khi điều trị sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kỹ năng của bác sỹ phẫu thuật. Nhưng do kỹ thuật phẫu thuật đang ngày được cải tiến, nên người bệnh thường sẽ hồi phục nhanh hơn và ít gặp phải các phản ứng phụ hơn. Khoảng 1 năm sau phẫu thuật, tỷ lệ số người bệnh có chức năng cương dương bình thường là 25%, 25% sẽ bị rối loạn nhẹ, 25% bị rối loạn trung bình và 25% bị rối loạn cương dương nặng. Tuổi tác cũng là một yếu tố. Nếu nam giới 60-70 tuổi bị bệnh, thì có thể tình trạng rối loạn cương dương đã xuất hiện từ trước đó rồi. Điều trị ung thư tiền liệt tuyến rõ ràng không thể chữa khỏi được tình trạng rối loạn cương dương sẵn có nhưng cũng không làm nặng thêm tình trạng bệnh.

#8: Điều trị ung thư tiền liệt tuyến sẽ luôn gây ra tình trạng tiểu tiện không tự chủ

Ngoài rối loạn cương dương, nam giới cũng rất lo lắng về tình trạng tiểu không tự chủ sau khi điều trị rối loạn cương dương. Tuy nhiên, tình trạng tiểu không tự chủ không phổ biến bằng tình trạng rối loạn chức năng sinh dục. Nếu bạn có vấn đề về bàng quang, bạn có thể sẽ bị rỉ nước tiểu nhiều hơn bình thường, nhưng tình trạng này chỉ là tạm thời và có thể chữa khỏi. Để có kết quả điều trị tốt nhất, hãy lựa chọn một bác sỹ phẫu thuật giàu kinh nghiệm.

#9: Bạn chỉ cần khám 1 bác sỹ để chẩn đoán tình trạng bệnh của mình?

Tìm kiếm một bác sỹ khác, một sự chẩn đoán thứ 2 chẳng có gì là xấu cả. Kể cả các bác sỹ, họ cũng thường tham khảo ý kiến của bạn bè, đồng nghiệp. Do vậy, chẳng có gì sai nếu bạn đi khám ở nhiều nơi để khẳng định kết quả của mình trước khi bắt đầu điều trị cả. Bạn có thể hỏi các bác sỹ về các lựa chọn điều trị để cảm thấy yên tâm và thoải mái hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 4 chế độ ăn tự nhiên chống lại ung thư tuyến tiền liệt

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo everydayhealth)
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

Xem thêm