Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

8 thuốc điều trị thường gây mất nước

Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị các tình trạng bao gồm ung thư, tăng huyết áp và tiểu đường loại 2 có thể gây ra rối loạn về nước. Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào trong số này, quan trọng là bạn cần theo dõi các dấu hiệu của việc cơ thể đang mất nước.

Thèm uống nhiều nước? Ngoài các tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu, táo bón khi bạn bắt đầu dùng thuốc mới, bạn cũng cần lưu ý một số loại thuốc có thể trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến mất nước.

Một số loại thuốc nhất định có thể lấy nước từ cơ thể, tăng lượng nước tiểu, hoặc gây mất nước thông qua các tác dụng phụ như buồn nôn hoặc tiêu chảy. Nếu thuốc của bạn ghi mất nước là tác dụng phụ có thể xảy ra, bạn không nên ngừng uống thuốc. Hãy nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ mối lo nào và cách tốt nhất để xử lý nếu tình trạng mất nước xảy ra. Đa số thời gian, việc cố gắng uống thêm nước - nhưng không quá mức – rất quan trọng.

Các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng mất nước nghiêm trọng bao gồm run, yếu và thị lực mờ. Trong các trường hợp nghiêm trọng, tình trạng mất nước có thể gây tử vong, vì vậy luôn nhớ uống đủ nước, chú ý đến bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng mất nước, và thông báo cho bác sĩ của bạn. Dưới đây là một số lời khuyên về tám loại thuốc có khả năng gây mất nước.

Thuốc nhuận tràng

Nếu bạn bị táo bón, thuốc nhuận tràng có thể giúp phục hồi lại nhu động ruột đều đặn. Thuốc nhuận tràng an toàn khi sử dụng trong một thời gian ngắn. Thuốc nhuận tràng có sẵn, dễ dàng mua không cần đơn, nhưng bạn cũng có thể được kê đơn thuốc, chẳng hạn như plecanatide (Trulance), điều trị cho hội chứng ruột kích thích (IBS) kèm táo bón. Bằng cách tăng tốc độ của việc di chuyển của thức ăn, thuốc nhuận tràng có thể làm cơ thể bạn thải ra quá nhiều nước. Điều này có thể khiến cơ thể trở nên mất nước do mất chất lỏng. Đó là lý do tại sao việc lạm dụng thuốc nhuận tràng là nguy hiểm. Hãy luôn sử dụng chúng theo chỉ định.

Thuốc điều trị tiểu đường loại 2

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường loại 2, bạn có thể sử dụng một chất ức chế co-transporter 2 natri-glucose (SGLT2), một viên nén uống có thể kiểm soát glucose và mức HbA1C và giúp ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến tiểu đường. Các lựa chọn bao gồm canagliflozin (Invokana), dapagliflozin (Farxiga), và empagliflozin (Jardiance). Chất ức chế SGLT2 hoạt động trong thận, cuối cùng dẫn đến việc có nhiều đường hơn thoát ra vào nước tiểu. Kết quả là, thận sẽ lấy nước từ cơ thể để làm loãng nước tiểu. Hiệu ứng này có thể có điểm lợi: Nếu bạn bị tăng huyết áp, áp lực máu của bạn có thể giảm, và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Metformin (Fortamet) là một loại thuốc uống phổ biến khác dành cho bệnh tiểu đường loại 2; nó liên quan đến rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy, và có thể góp phần gây ra mất nước. Nguy cơ của tác dụng phụ này đặc biệt cao ở những người vừa bắt đầu sử dụng metformin, những người đang dùng liều cao, và những người dùng các hình thức không có tác dụng kéo dài.

Đọc thêm tại bài viết: 10 phản ứng phụ của các loại thuốc thường gặp

Thuốc điều trị đau nửa đầu

Excedrin là một loại thuốc giảm đau không kê đơn dành cho cơn đau nửa đầu, bao gồm một hỗn hợp của acetaminophen (Tylenol), aspirin, và caffeine. Caffeine được thiết kế để giảm đau khác và tăng cường hiệu quả của acetaminophen; nhưng nó cũng có thể có tác dụng lợi tiểu nhẹ. Điều quan trọng khi sử dụng thuốc này để chữa trị cơn đau nửa, là hãy nhớ bổ uống đủ nước khi dùng thuốc.

Thuốc lợi tiểu điều trị tăng huyết áp

Có một vài loại thuốc lợi tiểu khác nhau, bao gồm thuốc thuốc lợi tiểu thiazide và thuốc lợi tiểu chống kali. Cả hai loại thuốc lợi tiểu này là phương pháp điều trị phổ biến cho tình trạng tăng huyết áp. Thuốc lợi tiểu nói chung kích hoạt thận giải phóng natri trong nước tiểu, sau đó lấy nước từ máu, giúp bạn tiểu ra nước dư thừa. Với ít chất lỏng hơn trong các động mạch, huyết áp của bạn giảm. Do đó, chúng cũng có thể góp phần gây ra tình trạng mất nước. Tiếp tục uống nước bình thường để cân bằng mức độ hấp thụ nước (thay vì uống nước quá ít hoặc quá nhiều).

Thuốc điều trị bệnh vảy nến

Apremilast (Otezla) là một viên nén điều trị bệnh vẩy nến ở mức trung bình đến nặng bằng cách tập trung vào một enzyme cụ thể giảm viêm. Một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất là tiêu chảy, có thể trở nên nghiêm trọng đến mức đủ làm cho bệnh nhân phải nhập viện. Trong các nghiên cứu lâm sàng, 17% bệnh nhân báo cáo tình trạng tiêu chảy so với 6% trong nhóm chứng. Tuy nhiên, tiêu chảy sẽ biến mất trong hai tuần đầu tiên. Hỏi bác sĩ của bạn nếu tác dụng phụ này xảy ra với bạn. Và nếu bạn có triệu chứng của tình trạng mất nước cộng với tiêu chảy, hãy trao đổi với bác sĩ về cách tốt nhất để bù nước lại.

Thuốc hóa trị điều trị ung thư

Thuốc hóa trị thường được sử dụng để điều trị ung thư, và những loại thuốc này đi kèm với nhiều tác dụng phụ, bao gồm buồn nôn và nôn mửa. Mức độ nôn mửa mà một số loại thuốc này gây ra có thể rất nghiêm trọng. Có rất nhiều yếu tố khác nhau xác định liệu phương pháp điều trị của bạn có dẫn đến những tác dụng phụ này hay không, bao gồm loại thuốc, cách thức bạn dùng thuốc, liều lượng, và nhiều yếu tố khác. Bạn có thể được kê đơn thuốc chống nôn, giúp kiểm soát cảm giác buồn nôn. Các chiến lược khác bao gồm việc duy trì một sổ tay theo dõi hấp thụ nước, ưu tiên thực phẩm giàu nước như súp, hoa quả, và rau tươi.

Đọc thêm tại bài viết: Mất nước và cách phòng tránh

Thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực

Lithium (Lithobid) là một loại thuốc ổn định tâm trạng điều trị rối loạn lưỡng cực. Lithium có thể gây ra tăng tiểu tiện. Nếu bạn cảm thấy khát không ngừng và đang uống nhiều hơn bình thường, hãy thông báo cho bác sĩ của bạn. Loại thuốc này có thể dẫn đến bệnh đái tháo nhạt, một tình trạng hiếm gặp trong đó bạn tiểu ra một lượng lớn nước tiểu loãng. Một số loại thuốc có thể điều trị tình trạng này, nhưng bên cạnh đó bạn cũng cần uống đủ lượng nước để bù trừ việc tiểu tiện.

Bác sĩ Đoàn Hà - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everyday Health
Bình luận
Tin mới
  • 08/09/2024

    3 cách tự nhiên giúp giảm buồn nôn

    Buồn nôn là cảm giác khó chịu, gây mệt mỏi mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Nó có thể xuất phát từ cảm giác hết sức tự nhiên khi bạn ăn thức ăn lạ, có mùi, có thể là do say tàu xe hoặc cảm lạnh và dưới đây là một số cách tự nhiên giúp bạn giảm cơn buồn nôn.

  • 07/09/2024

    Chuyên gia chia sẻ cách “sử dụng” thời gian hàng ngày để kéo dài tuổi thọ

    Nathan K. LeBrasseur, chuyên gia hàng đầu về lão hóa tại bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ), khẳng định rằng lối sống lành mạnh chính là chìa khóa để ngăn ngừa nhiều bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.

  • 07/09/2024

    Lý do bạn nên hiến máu thường xuyên

    Hiến máu là một nghĩa cử nhân đạo và cao đẹp. Hành động này không chỉ giúp cho những bệnh nhân đang cần máu mà còn tốt cho sức khỏe người hiến tặng.

  • 07/09/2024

    Vũ khí bí mật chống lại viêm nhiễm phụ khoa

    Probiotics là các vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe, thường được tìm thấy trong các thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi, dưa chua hoặc dưới dạng thực phẩm bổ sung.

  • 07/09/2024

    Những thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt

    Trang điểm là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, các chuyên gia về thị lực cảnh báo một số thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt.

  • 06/09/2024

    Đôi môi nói lên điều gì về sức khỏe?

    Đôi môi căng mọng, mềm mại giúp gương mặt tràn đầy sức sống. Trái lại, một vài dấu hiệu sau cho thấy đôi môi đang “lên tiếng” cảnh báo bạn cần quan tâm đến một số vấn đề sức khỏe.

  • 06/09/2024

    Béo phì ảnh hưởng đến làn da thế nào?

    Tình trạng thừa cân, béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đái tháo đường, mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe làn da. Một vài vấn đề da liễu có liên hệ mật thiết với cân nặng của bạn.

  • 06/09/2024

    Những điều cần biết khi bạn dị ứng penicillin

    Dị ứng penicillin là phản ứng của hệ thống miễn dịch của bạn với thuốc kháng sinh penicillin. Kể từ những năm 1940, penicillin đã trở thành loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Nhưng một số người gặp phản ứng xấu khi sử dụng loại kháng sinh này.

Xem thêm