Khoảng 60% bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ tại Việt Nam có mang đột biến EGFR, trong đó chủ yếu là các đột biến nhạy thuốc [1]. Điều này có nghĩa là các bệnh nhân này khi điều trị với các thuốc ức chế tyrosine kinase (TKI) sẽ có hiệu quả. Tuy nhiên, sau khi điều trị khoảng 8-14 tháng, các bệnh nhân không còn đáp ứng với các TKI này nữa và kết quả là khối u cũng như khối di căn sẽ phát triển trở lại [2]. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng kháng thuốc này là do khối u đã phát triển đột biến kháng thuốc hay còn gọi là đột biến T790M mắc phải [3].
Ngày 27 tháng 3 năm 2018, Cục Quản Lý Dược Việt Nam đã phê duyệt thuốc Tagrisso với hai hàm lượng 40mg và 80mg (là thuốc chứa Osimertinib), một thuốc ung thư đường uống thuộc nhóm thuốc TKI thế hệ ba, cho những bệnh nhân ung thư phổi loại không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển tại chỗ hoặc di căn có đột biến (EGFR) T790M dương tính. Khác với các thuốc TKI thế hệ cũ, Osimertinib có tác dụng trên khối u có đột biến T790M và cả những đột biến nhạy thuốc. Ngoài ra, Osimertinib lại ít có tác dụng trên các thụ thể tế bào biểu mô bình thường giúp giảm thiểu các tác dụng ngoại ý của nhóm thuốc TKI như nổi mẩn, viêm quanh móng…[4]
Trước đó, tháng 11 năm 2015, Cục quản lý Dược Phẩm và Thực Phẩm Hoa Kỳ FDA đã đặc cách phê duyệt nhanh và đến tháng ba năm 2017 FDA đã phê duyệt hoàn toàn Osimertinib trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến EGFR T790M [5]. Việc phê duyệt dựa trên hai thử nghiệm lâm sàng pha II và một thử nghiệm lâm sàng đa quốc gia pha III với 419 bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu pha III này cho thấy Osimertinib có hiệu quả điều trị cao hơn và độ dung nạp tốt hơn so với thuốc hóa chất [6]. Hiện nay, Osimertinib đã được phê duyệt trên 63 quốc gia trên toàn thế giới [7].
Cho đến nay, Osimertinib là thuốc đầu tiên trong nhóm TKI thế hệ thứ 3 được FDA phê duyệt trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển tại chỗ hoặc di căn có đột biến EGFR T790M mắc phải. Ông Sean Bohen, Phó chủ tịch điều hành, giám đốc phát triển toàn cầu và giám đốc bộ Phận Y khoa của AstraZeneca cho biết: “Bằng cách theo đuổi nghiên cứu khoa học, chúng tôi mong muốn làm sao để việc điều trị bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ như là điều trị một bệnh mãn tính, có thể điều trị được và cột mốc này đưa chúng tôi đến mục tiêu gần hơn một bước”.
Thật vậy, bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ trước đây được điều trị với thuốc hóa chất nhưng thời gian sống bệnh không tiến triển (PFS) khoảng 5-6 tháng và có nhiều tác dụng ngoại ý [8]. Cùng với sự phát triển của ngành sinh học phân tử và việc phát hiện các đích nhắm phân tử trong điều trị ung thư phổi, bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến EGFR có thể hưởng lợi ích từ các thuốc TKI thế hệ cũ giúp kéo dài thời gian sống không bệnh tiến triển khoảng 8-14 tháng và sau đó tiếp tục điều trị với Osimertinib để có thêm 10-11 tháng bệnh không tiến triển [2,6].
Với việc FDA phê duyệt, số bệnh nhân được hưởng lợi từ Osimertinib đến tháng tháng 11 năm 2017 đã lên đến hơn mười ba ngàn bệnh nhân-năm [7]. Tại Việt Nam, Cục Quản lý Dược phê duyệt Osimertinib đã mở ra cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ ở Việt Nam cơ hội tiếp cận điều trị đặc hiệu tiên tiến, có thêm niềm hy vọng vượt qua bệnh ung thư.
Tài liệu tham khảo
PIONEER_Pan-Chyr Yang et al. J Clin Oncol 30, 2012
Langer C. J Clin Oncol. 2013;31(27):3303-3306
Yu HA et al. Analysis of tumor specimens at the time of acquired resistance to EGFR TKI therapy in 155 patients with EGFR-mutant lung cancers. Clin cancer res;19(8);2240-7
Osimertinib, Thông tin kê toa
Approved Drug Products with Therapeutic Equivalence evaluation www.fda.gov
Mok et al. Osimertinib or platinum-pemetrexed in EGFR T790M-positive lung cancer. N Engl J Med 376;7,2017
PBRER Osimertinib from 13th May 2017 to 12th November 2017, AZ Data on file
Mok T et al. N engl J Med. 2009; 361: 947-957
Chữ viết tắt
EGFR: Epidermal Growth Factor Receptor
TKI: Tyrosine Kinase Inhibitor
FDA: Food and Drug Administration
PFS: Progression Free Survival
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh