Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

3 điều nhất định phải biết khi dùng thuốc điều trị đái tháo đường

Đái tháo đường là bệnh tiến triển theo thời gian và việc sử dụng thuốc lâu dài là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nhiều người vẫn dùng thuốc sai cách khiến đường huyết thường xuyên bất ổn và tăng nguy cơ mắc biến chứng. Hãy cùng tìm hiểu 3 lưu ý quan trọng khi dùng thuốc điều trị đái tháo đường để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Việc dùng thuốc có thể theo bạn suốt đời nếu không có kế hoạch kiểm soát đường huyết tốt

1. Trao đổi với bác sỹ để chọn được loại thuốc điều trị phù hợp nhất

Thông thường, Metformin là thuốc chỉ định đầu tiên cho người bệnh đái tháo đường. Sau 3 tháng, nếu đường huyết không có xu hướng giảm, bác sỹ sẽ chuyển phác đồ phối hợp thuốc. Khi đó, để chọn được thuốc phù hợp nhất, người bệnh cần trao đổi kỹ càng với bác sỹ nếu bản thân có tình trạng dị ứng, đang mang thai hoặc đang cho con bú, đang sử dụng thuốc khác, có các bệnh lý mắc kèm…

2. Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc điều trị đái tháo đường

Loại thuốc điều trị đái tháo đường nào cũng có thể gây tác dụng phụ cho cơ thể. Do đó, trước khi sử dụng, bạn cần hiểu rõ các tác dụng phụ này là gì để chủ động phòng ngừa. Một số tác dụng phụ hay gặp bao gồm:

- Hại gan, thận.

- Đầy hơi và tiêu chảy.

- Tăng hoặc giảm cân khó kiểm soát.

Thuốc điều trị đái tháo đường có thể gây tác dụng phụ như mệt mỏi, đau đầu...

- Mệt mỏi, đau ốm.

- Ngứa da hoặc phát ban.

- Ăn không ngon miệng.

- Sốt không rõ nguyên nhân và đau họng.

- Vàng mắt hoặc vàng da.

- Buồn nôn hoặc nôn mửa.

- Đau đầu.

Không phải ai cũng gặp phải các tác dụng phụ này. Tuy nhiên, nếu thấy những vấn đề trên thường xuyên diễn ra, ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống, bạn nên trao đổi với bác sỹ để có hướng giải quyết phù hợp.

3. Cách dùng thuốc điều trị đái tháo đường tránh tác dụng phụ

Tác dụng phụ là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến người bệnh đái tháo đường khó kiên trì trong việc tuân thủ điều trị. Các biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng tránh được các tác dụng phụ này, từ đó ổn định đường huyết tốt hơn.

- Nhớ rõ tên và liều thuốc đang dùng: Không tự ý thay đổi liều hoặc dùng thêm thuốc khác khi chưa có sự đồng ý của bác sỹ.

- Uống thuốc đúng giờ: Nếu lỡ quên một liều thuốc, bạn không nên uống bù mà hãy tiếp tục dùng liều thuốc tiếp theo đúng giờ quy định.

- Uống thuốc đều đặn: Không bỏ thuốc, ngay cả khi bị ốm.

- Kết hợp lối sống lành mạnh: Duy trì chế độ ăn uống phù hợp và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp thuốc phát huy tối đa hiệu quả.

- Sử dụng thêm thảo dược thiên nhiên như lá xoài, lá neem, quế chi, mướp đắng, hoàng bá: Khi dùng kết hợp, những thảo dược này không chỉ giúp bảo vệ các cơ quan quan trọng như tim, gan, thận… mà còn giúp đường huyết ổn định lâu dài. Nhờ đó, người bệnh sẽ hạn chế được nguy cơ tăng liều thuốc Tây, sống khỏe và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn hơn.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Các nguy cơ khi dùng thuốc flucina bôi ngoài da

Vi Bùi H+ (Theo Nhs/Healthhub) - Theo healthplus.vn
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xem thêm