Mùa du lịch hè không chỉ gắn bó gia đình với trẻ nhỏ mà còn là cơ hội để trẻ được tự do khám phá, trải nghiệm để trưởng thành hơn sau những chuyến đi.
1. Hiện nay, có nhiều hình thức du lịch được các gia đình lựa chọn cho trẻ nhỏ nhưng ưu tiên hàng đầu vẫn là sự an toàn, thuận tiện cho lịch trình sinh hoạt, sức khỏe của trẻ con. Trẻ con khi đi du lịch luôn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý để dưỡng sức. Lịch trình di chuyển trong ngày cũng cần đảm bảo giấc ngủ như sinh hoạt bình thường. Trẻ càng nhỏ càng không nên di chuyển quá nhiều trong ngày.
2. Khi đến những nơi lạ, người lớn cần để mắt trông nom, nhất là những trẻ hiếu động. Những địa điểm thiên nhiên có đồi núi, hồ nước, kênh rạch... dễ kích thích trí tò mò của trẻ con nên phụ huynh càng phải cẩn thận hơn. Ngoài ra phụ huynh cũng cần trang bị kỹ năng sống để có chuyến đi an toàn như cách lên, xuống xe, giao tiếp với người lạ, cách xử trí khi đi lạc...
Khi đi du lịch trẻ nên mặc quần áo gọn gàng, đeo túi chứa các vật dụng cá nhân cần thiết.
(Ảnh: L.P)
3. Với trẻ dưới 3 tuổi, cha mẹ nên mang theo địu, xe đẩy nhỏ gọn để giúp trẻ có thể nghỉ ngơi ngắn trong chuyến đi. Trẻ lớn hơn cần có giày dép phù hợp để hoạt động cả ngày. Trang phục chuẩn bị cho trẻ theo thời tiết những nơi sẽ đến. Mùa hè thường có nắng nóng nên trẻ cần quần áo du lịch gọn nhẹ, thoải mái, mũ nón và kem chống nắng. Trẻ cũng cần có một chiếc áo khoác mỏng chống lạnh, ướt đề phòng những cơn mưa bất chợt.
4. Cha mẹ tập cho trẻ thói quen mang theo túi nhỏ bên mình gồm các vật dụng cần thiết như bình nước nhỏ, khăn giấy, mũ, đồ chơi trẻ yêu thích, bánh hoặc kẹo ăn vặt để tập cho trẻ tính tự lập.
5. Trẻ ở độ tuổi Tiểu học trở lên, cha mẹ cần có những gợi ý về nơi sẽ đến, để trẻ tham gia vào quá trình chuẩn bị như sắp xếp va li, cách di chuyển, tìm hiểu thông tin về các danh lam thắng cảnh trong hành trình… Điều này sẽ tạo hứng thú nhiều hơn cho trẻ trong chuyến đi, đồng thời giúp bổ sung nhiều kiến thức sống động ngoài sách vở.
6. Với những trẻ kén ăn, cha mẹ có thể chuẩn bị một ít đồ ăn yêu thích của trẻ dạng đóng gói sẵn, hoặc cho trẻ uống thêm các loại vitamin cần thiết. Cha mẹ chú ý cho trẻ uống nước, ăn đủ chất để đảm bảo dinh dưỡng và tiêu hoá tốt trong chuyến đi.
7. Du lịch với gia đình, nhất là có trẻ nhỏ không nên ngẫu hứng, mà cần có thế hoạch và dịch vụ đặt trước. Phương án di chuyển thuận tiện, thoải mái nhất sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian chờ đợi gây mệt mỏi cho trẻ trong suốt hành trình.
8. Cha mẹ luôn chuẩn bị sẵn một túi thuốc sơ cứu dành cho trẻ như thuốc hạ sốt, thuốc tiêu chảy, thuốc bôi côn trùng cắn, băng vết thương cá nhân, thuốc sát trùng ngoài da khi bị sây sát, chảy máu...
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Kinh nghiệm khi đưa trẻ đi du lịch mùa Hè.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.