Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đảm bảo an toàn cho trẻ khi ngồi trên ô tô

Theo CDC, tai nạn xe hơi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em ở Mỹ. Hàng nghìn trẻ em gặp nguy hiểm vì không thắt dây an toàn. Ghế ô tô và dây an toàn phải được sử dụng đúng cách để mang lại sự bảo vệ tốt nhất. Trẻ em dưới 12 tuổi nên ngồi ở ghế sau. Dưới đây là những hướng dẫn an toàn mà cha mẹ cần luôn luôn tuân thủ.

Trẻ sơ sinh (từ sơ sinh đến 1 tuổi)

Ghế ngồi ô tô cho trẻ sơ sinh nên:

  • Được đặt ở ghế sau của ô tô; 

  • Hướng mặt của trẻ về phía sau xe;

  • Trẻ nằm trên ghế phải được bảo vệ bằng dây an toàn;

  • Đặt trực tiếp trên ghế ô tô

Luôn đọc và hiểu rõ, thực hành đúng hướng dẫn lắp đặt ghế cho trẻ trên xe ô tô. Không bao giờ đỡ trẻ bằng chăn hoặc gối. Không bao giờ đặt em bé ngồi trên ghế an toàn dành cho trẻ em quay mặt về phía sau ở ghế trước có túi khí vì khi túi khí bung ra sẽ chặn thẳng vào mặt em bé, gây nguy hiểm.

Trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), trẻ mới biết đi nên ngồi trên ghế an toàn quay mặt về phía sau của ô tô càng lâu càng tốt. Điều đó có nghĩa là cho đến khi trẻ đạt được cân nặng hoặc chiều cao tối đa mà chỗ ngồi ghế an toàn cho phép. Hãy kiểm tra hướng dẫn về ghế an toàn. Hầu hết các ghế an toàn có giới hạn về chiều cao và cân nặng cho phép trẻ ngồi quay mặt về phía sau xe trong vòng 2 năm tuổi trở lên.

Ghế ngồi của trẻ lứa tuổi này trên ô tô nên:

  • Được đặt ở ghế sau;

  • Quay mặt về phía sau cho đến khi trẻ đạt được trọng lượng hoặc chiều cao tối đa mà ghế ngồi cho phép.

Sau khi trẻ đã lớn hơn so với ghế an toàn quay mặt về phía sau, trẻ đã sẵn sàng di chuyển trên ghế ô tô quay mặt về phía trước với dây đai an toàn phù hợp.

Trẻ em ở độ tuổi đi học

Trẻ em phải được ngồi trong ghế an toàn dành cho trẻ em hoặc ghế nâng phù hợp với độ tuổi, chiều cao của trẻ. Trẻ lớn hơn có thể sử dụng dây an toàn của người lớn. Độ tuổi có thể sử dụng dây an toàn thay cho ghế hỗ trợ cho từng trẻ là khác nhau, vì vậy hãy kiểm tra các quy định này kỹ càng để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Khi dây an toàn của ô tô vừa khít với trẻ, trẻ có thể đeo đai an toàn. Điều này thường phù hợp khi trẻ từ 8 đến 12 tuổi và cao ít nhất 144 cm. Tất cả trẻ em dưới 13 tuổi nên ngồi ở ghế sau.

Ghế nâng

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ em cao hơn hoặc nặng hơn giới hạn cho phép của ghế ô tô quay mặt về phía trước nên chuyển sang ghế nâng định vị bằng dây đai. Điều quan trọng là phải kiểm tra sổ tay hướng dẫn sử dụng ghế ô tô để biết giới hạn chiều cao hoặc trọng lượng của ghế.

Hướng dẫn sử dụng và lựa chọn Carseat- Top 10 Convertible Carseat 2022 –  Shop Vinaquick

Ghế nâng được thiết kế để trẻ ngồi trên ghế ô tô sao cho dây đai ở đùi và vai vừa khít, nghĩa là khi tai của trẻ ngang bằng với điểm trên cùng của lưng ghế an toàn và vai của trẻ ở phía trên khe dây đeo trên cùng (hình ảnh dưới). Trẻ em nên sử dụng dây đai của ghế nâng cho đến khi dây an toàn gốc trên xe vừa khít. Thông thường, đây là khi trẻ đạt chiều cao trên 144 cm và từ 8 đến 12 tuổi.

Ghế nâng phải luôn được đặt ở ghế sau của xe. Tất cả trẻ em dưới 13 tuổi đều cần ngồi ở ghế sau. 

Neo dây buộc

Để đảm bảo an toàn cho trẻ em trên xe, các nhà sản xuất đều trang bị hệ thống ghế an toàn cho trẻ em trên những chiếc ô tô mới để việc lắp đặt ghế trở nên dễ dàng hơn. Đây được gọi là hệ thống LATCH (Neo dưới và dây buộc dành cho trẻ em). Hầu hết các loại xe mới sẽ có neo dây buộc phía trên dành cho ghế an toàn cho trẻ em quay mặt về phía trước với dây đai phía trên. Bằng cách gắn phần trên của ghế an toàn trẻ em vào xe, sẽ đảm bảo ghế được gắn chắc chắn hơn. Điều này mang lại sự bảo vệ tốt hơn cho trẻ.

Các xe mới còn có các điểm neo ghế trẻ em đặc biệt giữa đệm ghế và lưng ghế của xe, cho phép bạn gắn ghế trẻ em vào các điểm neo thay vì bằng dây an toàn của xe. 

Tổng hợp những điều An toàn cho trẻ trong khi sử dụng xe hơi 

Thay ghế an toàn cho trẻ em và dây đai an toàn sau va chạm

Khi xe bị va chạm nghiêm trọng, hãy thay ghế an toàn cho trẻ em và dây an toàn. Chúng có thể đã bị giãn hoặc bị hư hỏng. Luôn kiểm tra với nhà sản xuất ghế an toàn cho con bạn nếu có bất kỳ câu hỏi nào về sự an toàn của ghế con bạn.

Tầm quan trọng của đai vai

Đai đeo ở vai có tác dụng bảo vệ nhiều hơn so với chỉ dùng đai thắt lưng. Đai đeo vai giúp bạn không thể di chuyển về phía trước nếu  bị va chạm trực diện. Đai phải nằm ngang vai, nhưng nó có thể chạm vào gáy. Không bao giờ đặt đai vai phía sau hoặc dưới cánh tay. Nếu ô tô chỉ có dây đai an toàn ở ghế sau, hãy cân nhắc việc lắp dây an toàn ở đùi và vai. Nhiều ô tô có dây đai an toàn có thể được sửa đổi bằng dây đai vai với một khoản chi phí nhỏ, hãy kiểm tra với nhà sản xuất ô tô của bạn. 

Hầu hết các chuyên gia tin rằng nhiều thương tích có thể được ngăn ngừa nếu ghế an toàn cho trẻ em, dây an toàn qua đùi và vai được lắp đặt và sử dụng đúng cách. Hãy nhớ luôn thắt dây an toàn khi ngồi trong xe, bất kể có đi bao xa. 

Túi khí an toàn

Khi sử dụng đúng cách, túi khí sẽ cứu được mạng sống với rất ít rủi ro. Hầu như tất cả những người tử vong vì thương tích liên quan đến túi khí đều không được giữ lại hoặc không được giữ lại bởi túi khí đúng cách. 

Tuy nhiên, túi khí có thể gây nguy hiểm cho trẻ em từ 12 tuổi trở xuống. Vì lý do này, AAP khuyến nghị những trẻ này luôn được cố định ở ghế sau một cách chính xác. Họ cũng khuyến nghị:

  • Không bao giờ đặt em bé dưới 1 tuổi hoặc dưới 9 kg ở ghế trước của ô tô có túi khí. Trẻ sơ sinh phải luôn được đặt ngồi trên ghế an toàn, quay mặt về phía sau và đặt ghế này ở ghế sau của ô tô.

  • Cố định tất cả trẻ em vào ghế an toàn trên ô tô, ghế nâng hoặc đai an toàn trên vai và đùi một cách thích hợp, dựa trên chiều cao và cân nặng của trẻ.

  • Chỉ lắp công tắc bật/tắt túi khí nếu con bạn có nhu cầu chăm sóc sức khỏe đặc biệt. Điều này có thể có nghĩa là chúng cần được theo dõi liên tục và không có người lớn nào ngồi ở ghế sau cùng trẻ.

  • Khi không thể sắp xếp được và trẻ lớn hơn phải ngồi ở ghế trước, hãy di chuyển ghế xe về phía sau càng xa túi khí càng tốt. Hãy nhớ rằng trẻ vẫn có thể có nguy cơ bị thương do túi khí.  

Sử dụng túi khí thế nào là đúng?

Luôn thắt dây an toàn ở đùi và vai. Túi khí được thiết kế để hoạt động cùng với dây đai an toàn:

  • Trẻ em dưới 12 tuổi phải được ngồi ở ghế sau. Không đặt ghế an toàn có trẻ nhỏ ở phía trước túi khí. Tránh đầu của bé quá gần túi khí khi túi khí mở ra.

  • Ngồi cách vô lăng ít nhất 25.4 cm. Điều này mang lại cho người lái sự bảo vệ tốt nhất và ít ma sát nhất khi tiếp xúc với lưng ghế khi túi khí mở ra.

  • Đặt tay ở vị trí 10 và 2 giờ trên vô lăng. Điều này mang lại cho người lái sự bảo vệ tốt nhất bằng cách để túi khí mở ra mà không có vật gì cản đường.

Trương Phan Hồng Hà - Viện Y Học ứng dụng Việt Nam - Theo Hopkinsmedicine
Bình luận
Tin mới
  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

  • 15/05/2025

    5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

    Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

  • 15/05/2025

    Bệnh lý mùa hè thường gặp

    Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

  • 14/05/2025

    Chế độ ăn cho người bị chấy rận

    Chấy rận không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng có thể giúp tăng cường sức đề kháng, giảm ngứa ngáy và hỗ trợ quá trình điều trị chấy rận hiệu quả hơn.

  • 14/05/2025

    Lợi ích sức khỏe của ngải cứu

    Ngải cứu là loại rau cũng như phương thuốc được dùng phổ biến trong đời sống người dân. Mặc dù ngải cứu đã được sử dụng nhiều trong y học phương Đông với nhiều công dụng tuyệt vời trong suốt chiều dài lịch sử, tuy nhiên y học hiện đại chưa chứng minh được tất cả những lợi ích cổ truyền của ngải cứu. Cùng tìm hiểu về loại cây này qua bài viết sau đây!

Xem thêm