Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm cách nào để trẻ nhỏ đỡ bị say xe ô tô?

Tình trạng say xe ô tô rất phổ biến, và chúng không chỉ gặp ở người lớn mà còn cả ở trẻ nhỏ. Vậy có cách nào giúp trẻ đỡ say xe hay không?

Say xe ở trẻ nhỏ

Say xe ô tô là một dạng của chứng say tàu xe nói chung. Chứng say tàu xe xảy ra khi não bộ nhận được những thông tin trái ngược nhau từ phần tai trong, mắt và các dây thần kinh ở khớp và cơ.

Bạn hãy tưởng tượng một đứa trẻ ngồi thấp ở ghế sau của ô tô mà không thể nhìn ra cửa sổ - hoặc một đứa trẻ lớn hơn đang đọc sách trong ô tô. Khi đó, phần tai trong của trẻ sẽ cảm nhận được những chuyển động thay đổi theo di chuyển của xe, nhưng mắt và cơ thể của trẻ thì không. Kết quả có thể là trẻ sẽ cảm thấy đau bụng, đổ mồ hôi lạnh, mệt mỏi, chán ăn hoặc nôn mửa.

Không rõ tại sao tình trạng say xe lại chỉ ảnh hưởng đến một số trẻ nhất định, và thậm chí là ảnh hưởng ở mức nặng nề hơn so với một số trẻ khác. Đặc biệt, tình trạng này dường như không ảnh hưởng đến hầu hết trẻ ở độ tuổi sơ sinh và trẻ mới biết đi, nhưng giai đoạn từ 2 - 12 tuổi lại đặc biệt dễ mắc phải.

Làm thế nào để ngăn ngừa say xe ở trẻ nhỏ?

Để làm giảm và ngăn ngừa tình trạng say xe ở trẻ nhỏ, bạn có thể thử một số biện pháp sau:

  • Giảm tập trung vào một cảm quan cố định. Thay vì tập trung đọc sách, xem video hay chơi trò chơi, bạn nên khuyến khích trẻ nhìn vào những thứ bên ngoài xe hơn. Đặc biệt, ngủ cũng rất hữu ích nếu trẻ gặp phải tình trạng say xe. Bạn có thể lựa chọn di chuyển trong thời gian ngủ trưa của trẻ.
     
  • Lên kế hoạch cẩn thận cho các bữa ăn trước chuyến đi. Đừng cho trẻ ăn một bữa lớn ngay trước hoặc trong khi di chuyển bằng ô tô. Nếu chuyến đi dài hoặc trẻ cần ăn, hãy cho trẻ ăn một món ăn nhẹ, nhẹ nhàng chẳng hạn như bánh quy và uống nước từng chút một.
  • Thông thoáng trong xe khi di chuyển. Việc thông gió đầy đủ có thể giúp ngăn ngừa tình trạng say xe so với xe kín.
  • Đưa ra những điều “phiền nhiễu”. Nếu trẻ dễ bị say xe, hãy thử đánh lạc hướng trong khi di chuyển bằng cách nói chuyện, nghe nhạc hoặc hát các bài hát để trẻ cảm thấy bận rộn liên tục. Điều này sẽ giúp trẻ tránh tập trung quá mức gây nên sự trái chiều của từ các cảm nhận của trẻ.
     
  • Dùng thuốc. Nếu bạn đang chuẩn bị kế hoạch cho một chuyến dài đi bằng ô tô, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc kháng histamine hay các loại thuốc chống say xe chuyên biệt cho trẻ nhỏ để ngăn ngừa say xe. Các loại thuốc này đều phát huy tác dụng tốt nhất nếu uống khoảng một giờ trước khi đi. Bạn cũng nên đọc kỹ nhãn thuốc để xác định liều lượng chính xác và chuẩn bị cho các tác dụng phụ có thể xảy ra, chẳng hạn như buồn ngủ. Thuốc kháng histamine gây buồn ngủ dường như không có hiệu quả trong việc điều trị say tàu xe.

Trong trường hợp trẻ bắt đầu xuất hiện tình trạng say xe, hãy dừng xe càng sớm càng tốt và để trẻ ra ngoài môi trường đi lại cho thoáng, hoặc nằm ngửa trong vài phút và nhắm mắt. Đặt một miếng vải mát lên trán của trẻ cũng có thể hữu ích trong trường hợp này. Khi các biện pháp trên không phát huy tác dụng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có những lựa chọn khác phù hợp hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại: Cách tốt nhất đảm bảo an toàn cho trẻ khi đi ô tô

 

Bình luận
Tin mới
  • 16/06/2025

    5 động tác tăng cơ chỉ trong 20 phút

    Để tăng cơ thường cần có chế độ ăn uống và kế hoạch tập luyện phù hợp, lâu dài. Tuy nhiên với chuỗi bài tập 20 phút dưới đây, bạn có thể tăng cơ bắp hiệu quả.

  • 16/06/2025

    Phụ huynh "đồng hành" cùng con mùa thi: Bí quyết giảm áp lực và tăng động lực

    Mùa thi luôn là thời điểm thử thách không chỉ đối với các thí sinh mà còn đối với phụ huynh. Khi kỳ thi chuyển cấp hay thi tốt nghiệp THPT đến gần, không khí gia đình thường trở nên căng thẳng, với những kỳ vọng lớn lao đặt lên vai các em học sinh.

  • 15/06/2025

    BMI: Liệu có còn là thước đo sức khỏe đáng tin cậy?

    Trong những thập kỷ gần đây, việc sử dụng BMI đã bị giám sát chặt chẽ vì phân loại sai những người có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến béo phì mà không tính đến các yếu tố quan trọng khác, chẳng hạn như bao nhiêu phần trăm trọng lượng của họ đến từ cơ và mỡ của họ nằm ở đâu.

  • 14/06/2025

    Uống quá nhiều nước có hại không?

    Tất cả các tế bào trong cơ thể chúng ta đều cần nước để hoạt động tốt. Mất nước gây ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều nước dẫn đến dư thừa nước cũng gây hậu quả nghiêm trọng.

  • 14/06/2025

    Hiến máu cứu người: Hành động ý nghĩa và nhân văn

    Máu là nguồn sống quý giá, là món quà vô giá mà con người có thể trao tặng lẫn nhau để duy trì sự sống. Trong những tình huống khẩn cấp như tai nạn, phẫu thuật hay điều trị các bệnh lý nghiêm trọng, việc tiếp cận nguồn máu an toàn là yếu tố quyết định giữa sự sống và cái chết.

  • 13/06/2025

    6 cách ăn cam giúp giảm cân nên thử

    Nhiều người thích ăn cam nhưng e ngại lượng đường trong cam ảnh hưởng đến quá trình giảm cân. Tìm hiểu cách ăn cam giúp no lâu và kiểm soát đường huyết hiệu quả.

  • 13/06/2025

    Những điều cần biết về nhóm máu và truyền máu: Kiến thức quan trọng cho sức khỏe cộng đồng

    Máu là nguồn sống quý giá, đóng vai trò không thể thay thế trong việc duy trì sự sống và điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm. Từ những phát hiện mang tính cách mạng của Karl Landsteiner vào đầu thế kỷ 20 về nhóm máu cho đến các tiến bộ y học hiện đại trong lĩnh vực truyền máu, con người đã không ngừng khám phá và hoàn thiện kiến thức về lĩnh vực này.

  • 12/06/2025

    Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em trong mùa hè

    Mùa hè là thời điểm các em nhỏ được nghỉ ngơi, vui chơi sau một năm học tập căng thẳng. Đây cũng là dịp để các gia đình tổ chức những chuyến đi chơi, hoạt động ngoại khóa, hay đơn giản là để trẻ tự do khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, cùng với niềm vui ấy là nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh về tai nạn trẻ em mùa hè, một vấn đề có xu hướng gia tăng đáng kể trong giai đoạn này.

Xem thêm