Cha mẹ dán mặt vào màn hình điện thoại khó có thể làm gương cho trẻ.
Theo nghiên cứu trên tạp chí Nghiên cứu Nhi khoa (Pediatric Research), thói quen sử dụng điện thoại của cha mẹ có liên quan đến tần suất trẻ vị thành niên tiếp xúc với các thiết bị màn hình. Đặc biệt, phụ huynh cầm điện thoại càng thường xuyên thì trẻ cũng có nguy cơ “nghiện” mạng xã hội, trò chơi điện tử và smartphone. Kéo theo đó là những hành vi rắc rối ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.
Các nhà nghiên cứu phân tích dữ liệu từ Nghiên cứu Não bộ và Phát triển chức năng nhận thức ở Trẻ vị thành niên trên hơn 10.000 gia đình có trẻ ở độ tuổi 12-13.
Kết quả cho thấy, hơn 2/3 phụ huynh (72,9%) sử dụng các thiết bị màn hình trước mặt con cái. PGS. Jason Nagata – Đại học California, San Francisco (Mỹ), tác giả chính của nghiên cứu cho rằng, đây là một trong những dấu hiệu có thể dự đoán thói quen dùng điện thoại của trẻ. Khi thấy hành vi này của cha mẹ, trẻ dễ bắt chước theo.
Các bậc cha mẹ tham gia khảo sát được yêu cầu các câu hỏi về thói quen dùng điện thoại theo thang điểm từ 1 (hoàn toàn không đồng ý) đến 4 (hoàn toàn đồng ý). Kết quả cho thấy, cứ tăng 1 điểm thì trẻ dùng điện thoại nhiều hơn gần 40 phút.
GS.TS Ken Ginsburg – Bệnh viện Nhi Philadelphia, người không tham gia nghiên cứu, nhận định: “Hành động của cha mẹ có tầm ảnh hưởng lớn đến mức trẻ không nghe lọt tai những lời nhắc nhở. Cha mẹ cần làm gương để tạo ra sự khác biệt cho con”. Khi lời nói và hành động của người lớn nhất quán, trẻ mới dễ dàng tiếp thu và noi theo.
Để con rời xa điện thoại thông minh, cha mẹ cần khuyến khích những hoạt động tương tác với gia đình.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc cho con dùng điện thoại như một phần thưởng, hoặc cấm trẻ dùng điện thoại khi mắc lỗi, lại phản tác dụng. Khi cha mẹ kiểm soát quá mức, trẻ coi đây là hành vi xâm phạm quyền cá nhân và tìm cách “lách luật”, thậm chí sử dụng nhiều hơn.
Những nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng, thời gian trẻ dùng các thiết bị màn hình như máy tính bảng, smartphone đã tăng gấp đôi trong suốt đại dịch COVID-19. Theo PGS. Nagata, hiện tượng này xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ tuổi teen là đối tượng chịu nhiều tác động tiêu cực nhất.
Trẻ dành quá nhiều thời gian dùng điện thoại, máy tính dẫn đến thiếu ngủ và ngủ không ngon. Trong khi đó, đây là yếu tố quan trọng với sự phát triển lành mạnh của trẻ em.
Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị, bên cạnh việc làm gương cho con, cha mẹ cần giao tiếp cởi mở và lên kế hoạch giúp con sử dụng các nền tảng truyền thông lành mạnh. Ví dụ, trong nhà nên có những khu vực “không điện thoại” như trên bàn ăn; Ưu tiên các trò chơi không dùng tới thiết bị điện tử; Dành thời gian tương tác trực tiếp.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bạn có cần cai nghiện kỹ thuật số không?
Chấy là loài côn trùng sáu chân nhỏ xíu bám vào da đầu và cổ của bạn và hút máu người. Mỗi con chấy chỉ có kích thước bằng một hạt vừng, vì vậy chúng rất khó phát hiện.
Một số thực phẩm có khả năng làm răng trắng hơn nhờ tác động cơ học giúp loại bỏ mảng bám, kích thích tiết nước bọt làm sạch khoang miệng, hoặc chứa các hợp chất tự nhiên có thể giúp làm sáng răng nhẹ nhàng.
HPV là virus lây truyền qua đường tình dục, có thể ảnh hưởng đến cả nam và nữ, liên quan đến nguy cơ cao mắc nhiều dạng ung thư khác nhau.
Chế độ ăn đóng vai trò hỗ trợ trong việc quản lý và hỗ trợ điều trị hẹp van động mạch chủ. Một chế độ ăn lành mạnh có thể giúp giảm các triệu chứng, kiểm soát các yếu tố nguy cơ và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Các bài kiểm tra và kỳ thi là một phần quan trọng trong quá trình học tập, nhưng đồng thời cũng có thể mang lại nhiều áp lực cho học sinh và cả những người chăm sóc các em. Việc tìm cách giảm căng thẳng và hỗ trợ học sinh trong giai đoạn này là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe tinh thần và kết quả học tập tốt nhất.
Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.
Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.