Phthalates là chất gì? Tại sao chất này bị cấm trong đồ chơi cho trẻ em?
Có thể bạn không nhận ra nhưng bạn có thể gặp phải phthalates mỗi ngày. Những hóa chất này được tìm thấy trong nhiều loại nhựa, bao gồm cả bao bì thực phẩm và chúng có thể di chuyển vào các sản phẩm thực phẩm trong quá trình chế biến. Chúng có trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân như dầu gội, xà phòng và bột giặt cũng như trong sàn nhựa giả gỗ ở nhiều gia đình.
Loại hóa chất này đang được chú ý trở lại, do có một nghiên cứu của các nhà khoa học Hoa Kỳ xuất bản trên Tạp chí Y tế công cộng Hoa Kỳ (the American Journal of Public Health) cảnh báo về sự nguy hiểm của chúng đối với trẻ em. Đặc biệt, các nhà khoa học cũng kêu gọi chính phủ liên bang đưa ra các quy định để lọai bỏ phthalates khỏi các sản phẩm dành cho phụ nữ mang thai và trẻ em. Bất chấp bằng chứng về tác hại mà các hóa chất này có thể gây ra, quy định trong Luật Liên bang Hoa kỳ đối với thành phần của đồ chơi trẻ em vẫn còn rất hạn chế.
Vậy tác hại của phthalates là gì và bạn có thể làm gì với nó?
Dưới đây là câu trả lời cho ba câu hỏi quan trọng về phthalates.
Nguy cơ nhiễm phthalates và tác hại đối với sức khỏe
Ortho-phthalates, thường được gọi là phthalates, là hóa chất tổng hợp được sử dụng để sản xuất nhựa. Chúng làm cho nhựa trở nên dẻo hơn và khó vỡ hơn.
Phthalates có trong đa dạng các loại thực phẩm và có thể gây hại cho phụ nữ mang thai và thai nhi trong bụng mẹ. Những hóa chất này có thể phá vỡ hệ thống nội tiết, các tuyến tiết ra hormone với vai trò là chất truyền tin hóa học của cơ thể.
Một số nghiên cứu cho thấy điều đó có thể dẫn đến việc phụ nữ mang thai chuyển dạ sớm. Các nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ tiếp xúc với lượng phthalate cao có thể có chỉ số IQ thấp hơn và phát triển giao tiếp xã hội kém hơn, đồng thời những đứa trẻ này cũng có nhiều khả năng mắc chứng ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý) và các vấn đề về hành vi.
Các nhà nghiên cứu cũng đã tìm thấy những tác động lên sự phát triển bộ phận sinh dục của trẻ sơ sinh nam được sinh ra từ những bà mẹ tiếp xúc với phthalates khi mang thai.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể nhiễm phthalate cao hơn vì chúng thường cho các sản phẩm nhựa như đồ chơi, vật dụng vào miệng để gặm nhấm.
Phthalates có thể xâm nhập vào thực phẩm ở nhiều khâu trong chuỗi cung ứng, bao gồm cả qua ống nhựa đựng chất lỏng trong quá trình sản xuất, hộp đựng bằng nhựa và thậm chí cả găng tay chuẩn bị thực phẩm. Đặc biệt, thực phẩm giàu chất béo có thể hấp thụ phthalates khi tiếp xúc hóa chất này trong quá trình chế biến. Thực phẩm ăn ngoài cửa hàng ăn cũng không tránh được rủi ro. Một nghiên cứu về trẻ em và người lớn ở Hoa Kỳ cho thấy những người ăn đồ ăn bên ngoài có mức phthalates cao hơn.
Làm sao để biết sản phẩm có chứa phthalates hay không?
Việc tìm ra sản phẩm nào có hàm lượng phthalates cao không phải lúc nào cũng dễ dàng. Mặc dù phthalates bắt buộc phải được liệt kê trên nhãn thành phần nhưng đôi khi chúng lại được đưa vào như một phần của hương liệu, điều này cho phép loại chúng khỏi danh sách thành phần.
Nhiều công ty đã tự nguyện loại bỏ phthalates và nhiều sản phẩm tiêu dùng hiện được dán nhãn “KHÔNG CHỨA PHTALATES”. Bạn có thể an tâm sử dụng những sản phẩm này.
Làm thế nào để giữ cho gia đình bạn được an toàn?
Phthalates được chuyển hóa nhanh chóng và thường được đào thải khỏi cơ thể sau khi ngừng tiếp xúc. Bạn có thể thực hiện một vài thay đổi đơn giản để có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc tăng cường sức khỏe và giảm mức tiêu thụ phthalates trong nhà, trong khi chờ đợi những quy định nghiêm ngặt hơn của nhà nước về loại hóa chất này.
Một thay đổi dễ dàng là hoán đổi tất cả các hộp đựng bao bì thực phẩm bằng nhựa thành hộp đựng bằng thủy tinh. Nếu không thể, tốt nhất bạn nên để thực phẩm nguội đến nhiệt độ phòng trước khi cho vào hộp đựng thực phẩm bằng nhựa.
Đừng cho bất cứ thứ gì bằng nhựa vào lò vi sóng vì phthalates có thể "di chuyển" từ hộp đựng thực phẩm vào thực phẩm.
Bạn cũng có thể giảm mức độ tiếp xúc với phthalates bằng cách kiểm tra nhãn thực phẩm để tránh sử dụng các sản phẩm có chứa phthalates.
Hãy chọn cách nấu ăn tại nhà, giảm thiểu ăn ngoài để có thể giảm mức tiêu thụ phthalates chủ động cho cả gia đình.
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?