Chế độ ăn kiêng đa dạng, lành mạnh sẽ có lợi cho bệnh hen suyễn. Chế độ ăn nhiều ngũ cốc tinh chế, thịt đỏ, thịt chế biến sẵn và đồ ngọt có thể làm tăng tình trạng viêm và làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn, trong khi một chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả có thể có tác động tích cực đến cả nguy cơ và khả năng kiểm soát bệnh hen suyễn.
Những người béo phì có thể không đáp ứng tốt với liều lượng tiêu chuẩn để điều trị bệnh hen suyễn, có thể do tình trạng viêm do béo phì góp phần hạn chế đường thở. Việc giảm cân có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của hen suyễn.
Hãy nhớ rằng, mặc dù việc thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng hen suyễn và có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mà bạn mắc phải, nhưng không có chế độ ăn kiêng nào nên thay thế cho thuốc hoặc phương pháp điều trị khác mà bác sĩ đã chỉ định. Dưới đây là 8 loại thực phẩm có thể giúp giảm triệu chứng hen suyễn:
Táo và cam
Nếu bạn đang muốn giảm bớt các triệu chứng hen suyễn, hãy bắt đầu bằng cách bổ sung nhiều trái cây hơn vào chế độ ăn uống của mình. Trái cây là nguồn cung cấp beta carotene, vitamin C và E dồi dào, có thể làm giảm viêm và sưng phổi.
Táo và trái cây họ cam quýt đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ và triệu chứng hen suyễn. Ăn hai phần trái cây (cộng với năm phần rau trở lên) mỗi ngày trong 2 tuần giúp kiểm soát bệnh hen suyễn tốt hơn so với việc tiêu thụ ít khẩu phần hơn.
Cá hồi
Khi nói đến bệnh hen suyễn, không phải tất cả chất béo đều được tạo ra như nhau. Chất béo không bão hoà đơn và chất béo không bão hoà đa, đặc biệt là axit omega-3 có thể rất hữu ích. Những đứa trẻ ăn nhiều bơ và thức ăn nhanh cũng dễ mắc bệnh hen suyễn hơn.
Mặt khác, axit béo omega-3 có liên quan đến việc giảm viêm ở những người mắc bệnh hen suyễn. Và các loại cá béo như cá hồi chứa đầy axit béo omega-3 tốt cho bạn. Cá hồi là một trong những nguồn cung cấp vitamin D tốt, việc duy trì mức vitamin D có thể giúp giảm các triệu chứng hen suyễn.
Các loại đậu
Một hệ vi sinh vật đường ruột khoẻ mạnh có thể giúp ích rất nhiều trong việc giảm bệnh hen suyễn và các rối loạn tự miễn dịch khác. Có bằng chứng cho thấy thực phẩm giàu chất xơ thúc đẩy sự phát triển vi khuẩn đường ruột khoẻ mạnh có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm, bao gồm cả bệnh hen suyễn.
Những người mắc bệnh hen suyễn nên tiêu thụ đậu ở mức độ vừa phải, vì ăn quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ đầy hơi và chướng bụng, điều này có thể khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Ngoài việc làm dịu cơn đau dạ dày, gừng cũng có thể giúp giảm các triệu chứng hen suyễn. Đó là bởi vì một số thành phần trong gừng có thể giúp thư giãn đường hô hấp. Bạn nên thêm một ít củ gừng tươi vào món rau xào ăn kèm với cơm. Bằng cách này, bạn sẽ nhận được những lợi ích của gừng cũng như các chất dinh dưỡng và chất xơ từ gạo.
Nghệ
Nghệ là cây thuộc họ gừng. Theo một nghiên cứu được thực hiện trên chuột, nghiên cứu cho thấy thành phần hoạt chất của nghệ, chất curcumin, có thể giúp dập tắt tình trạng viêm ở đường hô hấp do hen suyễn.
Rau chân vịt
Các loại rau lá xanh như rau chân vịt chứa nhiều vitamin và khoáng chất, nhưng chúng cũng chứa folate (một loại vitamin B). Folate có thể đặc biệt quan trọng đối với những người mắc bệnh hen suyễn. Những đứa trẻ không nhận đủ folate và vitamin D có nguy cơ mắc một hoặc nhiều cơn hen suyễn nặng cao hơn gần 8 lần so với những đứa trẻ ăn đủ cả 2 chất dinh dưỡng.
Lựu
Lựu cung cấp một lượng chất chống oxy hoá lành mạnh có thể giúp giảm viêm trong phổi. Hãy bổ sung vào chế độ ăn uống của bạn những thực phẩm giàu chất chống oxy hoá như lựu. Nước ép lựu cũng có thể là một lựa chọn tốt.
Nước ép cà chua
Cà chua rất giàu chất chống oxy hoá và ít calo - điều này khiến chúng trở thành loại thực phẩm nên bổ sung cho chế độ ăn chống hen suyễn. Nước ép cà chua cũng có thể giúp đường hô hấp của bạn được thư giãn, nó chứa chất chống oxy hoá lycopene, giúp người lớn mắc bệnh hen suyễn thông thoáng đường hô hấp sau một tuần sử dụng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.