Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Xây dựng thực đơn cho trẻ biếng ăn

Có đến 37% trẻ biếng ăn do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc xây dựng thực đơn hợp lý, đầy đủ sẽ giúp trẻ khắc phục những hậu quả do biếng ăn mang lại.

Nguyên nhân gây biếng ăn

Tỷ lệ biếng ăn ở Việt nam có xu hướng tăng theo sự phát triển kinh tế: Theo nghiên cứu đánh giá tình hình bệnh nhi đến khám hàng năm tại khoa khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em ,Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ chẩn đoán biếng ăn ở trẻ đến khám tại Viện chiếm đến 37%, trong khi đó tỷ lệ ở Mỹ là 25-45%.

Tiêu chuẩn chẩn đoán biếng ăn khi có 1 trong các dấu hiệu sau và đã tiến triển trong 1 tháng qua: Trẻ không chịu ăn đủ số lượng thức ăn cần thiết do sự mất ngon miệng; Cũng do không thích ăn dẫn đến thời gian ăn thường xuyên kéo quá dài (trên 30' thậm chí hàng tiếng/bữa) để trẻ có thể ăn được lượng thực phẩm yêu cầu theo lứa tuổi. Biếng ăn bao gồm cả khái niệm kén ăn: trẻ không ăn được đa dạng các loại thức phẩm mà chỉ ăn được rất ít loại.

Xây dựng thực đơn cho trẻ biếng ăn - Ảnh 3.

Thực đơn cho trẻ biếng ăn cần đảm bảo dinh dưỡng và cuốn hút về hình thức.

Biếng ăn không hẳn là một bệnh mà thường là biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do bệnh lý hay rối loạn tâm lý. Biếng ăn lâu dài có thể nghiêm trọng: biếng ăn-->ăn ít --> thiếu nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, dầu mỡ, vitamin, vi lượng... --> hậu quả suy dinh dưỡng hoặc thiếu hụt các vi chất như khô mắt, thiếu máu…--> càng làm cho trẻ biếng ăn hơn, suy dinh dưỡng nặng hơn.Trẻ suy dinh dưỡng --> dễ mắc các bệnh nhiễm trùng --> càng biếng ăn nặng hơn.

Trẻ biếng ăn không chỉ gây suy dinh dưỡng mà thường ảnh hưởng tâm lý trẻ do bị căng thẳng trong giờ ăn, và tâm lý gia đình do lo lắng, nếu mẹ đang nuôi con bú sẽ ảnh hưởng xấu đến lượng và chất lượng sữa.

Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn

Đối với trẻ nhỏ còn bú mẹ, cho trẻ bú nhiều lần hơn nếu thời gian mỗi lần bú ít hơn bình thường. Nếu trẻ không ngậm bú được, người mẹ cần vắt sữa vào cốc rồi dùng thìa cho trẻ uống.

Trẻ lớn hơn đã ăn bổ sung: Nên cho ăn các loại thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu hoá và chia thành bữa nhỏ. Cần thay đổi thức ăn và cho trẻ ăn những loại thức ăn trẻ tỏ ra thích hơn để khuyến khích trẻ ăn được nhiều, kích thích sự thèm ăn. Cần tạo tâm lý thoải mái, vui thích nhất là tâm lý ganh đua khi ăn sẽ kích thích các tuyến tiêu hoá hoạt động, tăng bài tiết men tiêu hoá giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Bữa ăn có đủ 4 nhóm thực phẩm (theo cách phân loại cũ), hoặc tối thiểu 5/8 nhóm (theo cách phân loại mới), chú trọng đủ lượng đạm động vật, dầu mỡ trong khẩu phần theo lứa tuổi. Tập cho trẻ ăn những thức ăn mới lạ, luôn thay đổi món ăn hàng ngày. Chế biến món ăn ngon, phù hợp khẩu vị và lứa tuổi của trẻ. Thức ăn nấu loãng rồi đặc dần lên. Uống thêm nước hoa quả tươi để tăng cường vitamin sẽ giúp tăng khẩu vị ngon miệng. Chú ý, không cho trẻ uống nước ngọt, ăn quà vặt trước bữa ăn.

Chăm sóc tâm lý cho trẻ biếng ăn

Tạo cho trẻ tâm lý thoải mái khi ăn. Động viên khuyến khích trẻ ăn bằng cách ăn cùng với bạn cùng lứa hoặc ăn cùng mâm với gia đình. Trò chuyện tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn, nhưng hướng trẻ tập trung vào bữa ăn. Cho trẻ những thức ăn theo sở thích, khuyến khích trẻ hứng thú với sự đa dạng thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày, không nên đặt quá nặng giá trị dinh dưỡng của từng loại thực phẩm.

Chấp nhận rằng trẻ có thói quen ăn uống khác nhau từ người trưởng thành - có thể ăn nhiều bữa hơn trong ngày hoặc trải qua các giai đoạn thích hoặc không thích các loại thực phẩm cụ thể. Khuyến khích con bày tỏ cảm xúc của mình một cách tự do và khuyến khích giao tiếp cởi mở trong nhà, cho trẻ ăn khi đói và dừng lại khi trẻ đã thấy no.

Khuyến khích trẻ chơi đùa, vận động thể lực, thể dục thể thao đều đặn để nuôi dưỡng sự tự tin của cơ thể, việc này còn giúp trẻ chóng đói và vui vẻ sẽ ăn ngon miệng hơn. Giúp trẻ phát triển đúng đắn những nhận thức quan trọng về hình ảnh và thông điệp mà trẻ nhận được từ truyền hình, tạp chí, internet và truyền thông xã hội để trẻ không bị những nhận thức lệch lạc như sợ béo, xu hướng thích ăn kiêng ở tuổi còn nhỏ.

Lưu ý không quá nuông chiều hoặc ép buộc, nhồi nhét trẻ ăn, không dùng việc ăn của trẻ làm thành tích thưởng phạt, không để trẻ xao lãng bữa ăn bằng các hình thức giải trí như xem ti vi, chơi game, chạy nhảy trong bữa ăn; Không cho trẻ bỏ bữa, tham gia chế độ ăn theo trào lưu hoặc thực hiện các chế độ ăn uống không phù hợp với trẻ em.

(Theo Khuyến nghị dinh dưỡng trong 1000 ngày vàng, Viện Dinh dưỡng).

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Điều kiện về dinh dưỡng ở nhóm dân tộc rất ít người còn nhiều khó khăn.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm