Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

7 tư thế yoga có thể thực hiện khi đau lưng

Người bị đau lưng có thể khó theo các lớp tập yoga theo nhóm vì có thể một số động tác trong lớp sẽ có nhiều tác hại hơn là lợi ích đối với họ. Nếu bạn bị đau lưng hãy lưu ý những điều sau đây trong khi tập yoga.

7 tư thế yoga có thể thực hiện khi đau lưng

Khi tập yoga, nhất là tham gia trong các lớp học, nhóm, người bị đau lưng nên tập trung vào các động tác tạo sức mạnh và sự ổn định, tạo nên cấu trúc chống đỡ cho khớp để tránh đau đớn và bất tiện. Ngoài ra, người bị đau lưng cũng nên cải thiện nhịp thở khi nghỉ ngơi hơn là tập luyện các bài tập dẻo dai.

Những bài tập sau khuyến khích bạn vươn về bốn phía của cơ thể qua việc ổn định cơ bụng và cơ lưng. Di chuyển từ từ và dừng lại ở mỗi động tác ít nhất 10 nhịp thở. Đừng ngại nán lại một chút ở tư thế đứa trẻ, tư thế cầu có vật đỡ hay tư thế nghỉ co chân.

Dưới đây là 7 động tác đem đến sự thoải mái thay vì đau đớn nếu như bạn đau lưng.  

Tư thế đứa trẻ mở rộng với khối kê

Tư thế đứa trẻ là tư thế cơ bản giúp kéo dài cơ thể về các phía; giúp nhẹ nhàng kéo dãn cột sống và đưa tâm thức về đường dọc giữa cơ thể.  

Đối với tay và đầu gối, đặt hai khối kê phẳng với khoảng cách bằng vai phía trước thảm. Đặt lòng bàn tay lên trên khối kê và nhấn hông về phía sau đặt lên hai gót chân. Nhấn lòng bàn tay vào khối kê, duỗi thẳng tay và kéo dài theo chiều của thân.

Tư thế mèo nâng cao

Tư thế này tăng cường sự ổn định cho cơ bụng, hông, vai và cơ lưng.

Đặt khối kê ra ngoài. Dùng tay và đầu gối đặt dưới sàn đưa người về trước. Hóp bụng về cột sống thắt lưng để chống đỡ phần trung tâm của thân. Điều chỉnh trọng tâm để có thể đưa một tay ra trước và chân phía bên kia đưa ra sau. Nâng đùi lên về phía trần nhà. Tay đang nâng đưa về chính giữa phía trước, ngón cái hướng lên trần nhà. Sử dụng cơ bụng duy trì độ nâng của tay. Lặp lại vài lần mỗi bên.

Bước chân ra trước và xoay người

Tư thế xoay mở này tăng cường sự ổn định cơ bụng và khởi động khớp cột sống và chân.

Từ tư thế đặt tay và đầu gối lên sàn, đưa chân phải ra trước và dựng đứng vật kê dưới tay trái. Nhấn mũi chân trái và vùng gan ngón chân (vùng chịu lực khi kiễng gót chân) xuống để duỗi thẳng khớp gối trái. Đặt tay phải lên hông và vặn người về bên phải (về bên co đầu gối). Tưởng tượng một đường thẳng từ xương cụt đến đỉnh đầu, xoay xung quanh trục đó.

Để chuyển dịch động tác này. Đưa hai tay đặt lên sàn. Về tư thế đặt tay và đầu gối lên sàn. Lặp lại với bên kia. Động tác này dễ dàng hơn cho lưng hơn là bước chân về trước từ tư thế chó cúi đầu.

Biến thể động tác tam giác với tường

Với động tác này, bạn sẽ kéo dài và tăng cường lực cho vùng bên của cơ thể, tay và chân.

Đứng lên, bên phải của cơ thể đặt bên cạnh tường. Bước chân trái rộng ra, bàn chân song song với tường. Xoay mũi chân phải 90 độ về phía tường. Đưa tay phải đặt lên tường và trườn tay lên để kéo dài một bên cơ thể. Đưa tay lên và kéo dài hai bên hông. Kéo giãn tay trái, kéo tay về phía tai. Nhấn lòng bàn chân trái và kéo dài về đầu ngón tay trái. Làm tương tự với bên kia để kéo dài phía trước, sau và hai bên thân.

Tư thế chó con với tường

Tư thế này giúp kéo dãn nhẹ cột sống, đưa tâm thức về đường dọc giữa cơ thể. Đó là động tác thư giãn sau khi ngồi quá lâu.

Đặt tay vào tường cao ngang ngực, hai tay rộng bằng vai. Bước chân ra xa tường đến khi tay duỗi thẳng. Nhấn tay vào tường, kéo hông ra ngoài để kéo giãn thân. Đặt đầu và cổ thẳng hàng với cột sống.

Lưu ý: Nếu nơi bạn tập không có tường trống, có thể đặt tay vào ghế, sofa hoặc bàn.

Biến thể tư thế cây cầu với vật đỡ

Tư thế này kéo dài phần trước cột sống, tạo không gian cho vùng ngực để thở.

Nằm ngửa với đầu gối co lại. Hai chân song song rộng bằng hông, gót chân thẳng dưới đầu gối. Nhấn bàn chân xuống và nâng hông lên. Đặt hai khối kê nằm ngang ở độ cao trung bình ở dưới hông theo chiều từ đầu xuống chân. Đưa các khối vào dưới vùng bên hai bên hông sao cho hông không bị lọt giữa hai khối, chúng sẽ nâng và đỡ xương chậu. Đặt hai tay thư giãn hai bên thân hoặc có thể đặt vươn hai tay qua đầu. Hãy để bụng nâng lên và hạ xuống theo nhịp thở. Thả lỏng bụng. Để thoát khỏi tư thế, nâng hông lên và di chuyển khối kê ra hai bên. Từ từ hạ hông xuống sàn.

Nghỉ ngơi với đầu gối co

Tư thế này thư giãn cơ xung quanh hông, bụng và thắt lưng. Đầu gối co, bước chân sang hai bên rộng hơn hông. Nếu bạn thấy thoải mái, khép hai đầu gối vào nhau. Đặt hai chân dựa vào nhau, bạn có thể thư giãn cơ xung quanh đùi, hông và bụng.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những lợi ích của yoga đã được khoa học chứng minh
Ngọc Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Prevention
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Xem thêm