Giảm stress giúp hạ huyết áp
Khi nói đến việc ngăn ngừa và điều trị bệnh tăng huyết áp, một trong những chiến lược thường bị bỏ qua là kiểm soát stress. Nhiều nghiên cứu đã kết luận giảm stress tốt sẽ góp phần vào việc ổn định huyết áp.
7 cách giúp giảm stress
Nếu bạn thường xuyên thấy mình căng thẳng, hãy thử những áp dụng các chiến lược sau để giảm stress, giúp bình ổn huyết áp:
1. Ngủ đủ: Thiếu hoặc kém chất lượng giấc ngủ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng của bạn, giảm tỉnh táo tinh thần, giảm mức năng lượng và suy giảm sức khỏe thể chất.
2. Tìm hiểu kỹ thuật thư giãn: Thiền, thư giãn cơ bắp, các bài tập hít thở sâu và yoga cho thấy giảm stress hữu hiệu, nhờ đó điều hòa huyết áp.
3. Tăng cường mạng lưới xã hội và tương tác của bạn: Kết nối với những người khác bằng cách tham gia một lớp học, tham gia một tổ chức, hoặc tham gia vào một nhóm hỗ trợ.
4. Rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian của bạn: Sắp xếp nhu cầu công việc và gia đình càng hiệu quả hơn, càng giảm stress của bạn hơn.
5. Cố gắng giải quyết những tình huống stress: Đừng để tình huống stress ảnh hưởng nặng nề. Họp gia đình để giải quyết vấn đề mâu thuẫn và sử dụng các kỹ năng thương lượng tại nhà và tại nơi làm việc.
6. Hãy nuôi dưỡng mình: Làm nhẹ cơ thể với mát-xa. Thật sự thưởng thức theo ý thích: ví dụ, ăn chậm và thực sự tập trung vào các hương vị và cảm giác của mỗi lần nhai. Hãy đi bộ hoặc đắm chìm vào một giấc ngủ ngắn, hoặc nghe nhạc yêu thích.
7. Yêu cầu giúp đỡ: Đừng ngại yêu cầu sự giúp đỡ từ người bạn đời, bạn bè và hàng xóm. Nếu stress và lo lắng kéo dài, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn.
Thêm vào một lối sống lành mạnh bằng cách duy trì một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, không hút thuốc lá, tập thể dục thường xuyên, một chế độ ăn uống bao gồm trái cây, rau, ngũ cốc, thịt nạc và chất béo lành mạnh. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy với lối sống này cũng góp phần làm hạ huyết áp.
Tóm lại, khi bạn đang stress và ảnh hưởng huyết áp, ngoài những chiến lược nêu trên, tốt nhất hãy thả lỏng cơ thể bạn, cố làm theo nhu cầu cơ thể bạn đang mong muốn như muốn ngủ, giữ im lặng, thích ăn nhẹ, thích đi dạo một mình, muốn nghỉ phép để rời khỏi công việc… ít nhất là tránh qua “đợt bão stress” rồi bạn có thể điều chỉnh lại lối sống theo các hướng dẫn khoa học.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.