Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ðối phó với trầm cảm đối tượng nào dễ bị trầm cảm?

Bệnh trầm cảm đang có xu hướng gia tăng trong xã hội hiện đại. Hậu quả của bệnh không chỉ là chi phí y tế mà còn có thể gây nhiều bất ổn trong xã hội.

Bệnh trầm cảm đang có xu hướng gia tăng trong xã hội hiện đại. Hậu quả của bệnh không chỉ là chi phí y tế mà còn có thể gây nhiều bất ổn trong xã hội. Thực tế, các vụ tự sát, giết người hàng loạt gây rúng động thế giới, không ít thủ phạm bị bệnh này. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về trầm cảm cùng những hệ lụy của nó, chúng tôi giới thiệu loạt bài của PGS.TS. Bùi Quang Huy - Chủ nhiệm Khoa Tâm thần Bệnh viện Quân y 103.

Rối loạn trầm cảm là một nhóm bệnh bao gồm: trầm cảm chủ yếu, loạn khí sắc, trầm cảm do một chất và trầm cảm do một bệnh thực tổn.

Rối loạn trầm cảm chủ yếu được đặc trưng bởi một hay nhiều giai đoạn trầm cảm, bệnh nhân phải có ít nhất 5 triệu chứng chủ yếu và hay gặp, trong đó có ít nhất một trong hai triệu chứng chủ yếu là khí sắc giảm và mất hầu hết các hứng thú/sở thích. Các giai đoạn trầm cảm phải kéo dài ít nhất hai tuần. Bệnh nhân không có tiền sử lạm dụng chất (rượu, ma túy, thuốc) và chấn thương sọ não.

Seretonin có vai trò quan trọng trong căn nguyên gây bệnh trầm cảm.

Loạn khí sắc được đặc trưng bởi khí sắc giảm phối hợp với một số triệu chứng trầm cảm mức độ nhẹ, kéo dài liên tục ít nhất 2 năm, trong đó không có một giai đoạn nào dài trên 2 tháng mà bệnh nhân không còn các triệu chứng của trầm cảm.

Trầm cảm do một chất được đặc trưng bởi một hay nhiều giai đoạn trầm cảm là hậu quả trực tiếp của việc sử dụng một chất (rượu, ma  túy, corticoid).

Trầm cảm do một bệnh cơ thể được đặc trưng bởi một hay nhiều giai đoạn trầm cảm là hậu quả trực tiếp của một bệnh cơ thể gây ra (viêm loét dạ dày - hành tá tràng, viêm đa khớp dạng thấp, tăng huyết áp, đái tháo đường...).

Rối loạn trầm cảm được chia thành một giai đoạn duy nhất (chưa tái phát) hoặc nhiều giai đoạn (đã tái phát). Trong mỗi giai đoạn trầm cảm, có thể có các mức độ sau: Mức độ nhẹ, vừa, nặng, có loạn thần, lui bệnh không hoàn toàn và lui bệnh hoàn toàn.

Các nghiên cứu về rối loạn trầm cảm đã cho thấy nguy cơ bị bệnh này trong toàn bộ cuộc đời là 15% - 25% cho nữ và 5% - 12% cho nam. Ở hầu hết các quốc gia, không phân biệt về văn hóa, đều thấy tỷ lệ trầm cảm ở nữ cao hơn ở nam từ 1,5 đến 3 lần. Lý do của sự khác biệt này có thể do khác nhau về hormon và do phụ nữ phải sinh con.

Ở tuổi thiếu niên thì nam và nữ có tỷ lệ trầm cảm như nhau. Trầm cảm có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, từ vị thành niên đến người già, nhưng trầm cảm hay gặp nhất là độ tuổi 40. Tỷ lệ bệnh nhân trầm cảm là thanh niên và vị thành niên đang tăng lên, nguyên nhân là do lạm dụng rượu, ma túy và đặc biệt là game điện tử. Nhìn chung trầm cảm hay gặp hơn ở người còn độc thân, góa, li dị. Các công trình nghiên cứu gần đây chứng minh rằng kết hôn làm cho tình trạng trầm cảm giảm đi ở cả hai giới.

Nguyên nhân gây trầm cảm

Yếu tố sinh học

Các chất dẫn truyền thần kinh trung ương: Nhiều nghiên cứu đã nhận thấy các thay đổi về nồng độ của các chất dẫn truyền thần kinh trung ương như serotonin, noradrenalin, dopamin... trong máu, nước tiểu và dịch não tủy của bệnh nhân trong giai đoạn trầm cảm. Các bất thường này cho phép chúng ta nghĩ rằng giai đoạn trầm cảm là sự phối hợp bất thường của các amin sinh học.

Noradrenalin: Trong giai đoạn trầm cảm, mật độ thụ cảm thể beta adrenergic giảm sút đáng kể so với người bình thường.

Vai trò của gene di truyền: Gene di truyền đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của bệnh trầm cảm. Nhưng các gene di truyền tuân theo một cơ chế rất phức tạp. Tuy gene di truyền là rất quan trọng, nhưng không thể phủ nhận vai trò của yếu tố tâm lý xã hội ở một số trường hợp trầm cảm.

Các gene di truyền điều tiết việc sản xuất serotonin ở não. Do các gene này làm việc không tốt nên não người bệnh sản xuất không đủ lượng serotonin cần thiết cho nhu cầu hàng ngày (chỉ còn bằng 30-70% người bình thường) khiến sự dẫn truyền thần kinh trong tổ chức não bị rối loạn.

Trầm cảm do nhiều gene bệnh gây ra chứ không phải do một gene đơn lẻ. Người nào mang càng nhiều gene bệnh thì sẽ có khởi phát bệnh càng sớm và triệu chứng càng đa dạng.

Yếu tố xã hội

Các stress từ môi trường sống: Yếu tố stress chỉ có vai trò trong khởi phát của giai đoạn trầm cảm đầu tiên mà thôi. Chúng được coi là yếu tố thuận lợi cho khởi phát của trầm cảm chứ không phải là nguyên nhân gây ra trầm cảm. Từ cơn trầm cảm thứ hai trở đi, vai trò của yếu tố stress là không cần thiết (bệnh tự tái phát mà không cần có stress).

Yếu tố chấn thương tâm lý quan trọng nhất gây ra giai đoạn trầm cảm được các tác giả thừa nhận là mất bố (mẹ) trước năm 11 tuổi. Yếu tố chấn thương tâm lý thường gặp nhất cho giai đoạn trầm cảm là mất vợ (chồng). Yếu tố khác là thất nghiệp cũng hay gặp cho giai đoạn này.

PGS.TS. Bùi Quang Huy - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

Xem thêm