Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

7 cách hạ cholesterol máu - 6 trong số đó là không dùng thuốc

Tăng cholesterol không biểu hiện ra bên ngoài bất cứ triệu chứng nào. Chính vì thế mà chúng ngày càng nguy hiểm bởi tình trạng này kéo dài trong một vài năm sẽ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch

7 cách hạ cholesterol máu - 6 trong số đó là không dùng thuốc

Cholesterol là gì

Cholesterol là một dạng chất béo, xuất hiện ở mọi tế bào của cơ thể cũng như có trong thực phẩm. Đây là một tiền chất để tạo ra vitamin D, một số hormone và muối mật –giúp tiêu hóa carbs, chất béo và protein. Não rất cần cholesterol để tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và dopamine.

Những thực phẩm giàu cholesterol gồm có những thực phẩm rất lành mạnh như trứng và sôcôla đen, cho đến những thực phẩm không tốt như khoai tây chiên và bánh quy nướng. Đã có một thời gian người ta tin rằng ăn trứng sẽ ảnh hưởng không tốt đến tim mạch bởi vì trong chứng có chứa quá nhiều cholesterol (chính xác thì có đến 24.6% cholesterol trong 1 quả trứng). Việc ăn nhiều cholesterol nghiễm nhiên là làm tăng lượng cholesterol trong máu.

Tuy nhiên dường như chế độ ăn không phải là nguyên nhân thực sự gây ra những tác động xấu đến sức khỏe của bạn. Ví dụ việc ăn trứng trong một khoảng thời gian dài không thể làm tăng các dấu hiệu của bệnh tim mạch trong đó có cả lượng cholesterol. Chính xác thì lượng cholesterol tăng cao là do lượng cholesterol trong động mạch tích tụ lại thành các mảng bám thành mạch dẫn đến xơ vữa động mạch và gây ra các bệnh tim mạch nguy hiểm.

Tuy nhiên, như vừa nhắc đến ở trên là cholesterol là một trong những thành tố quan trọng thiết yếu của cơ thể. Chính vì thế điều chỉnh lượng cholesterol thế nào cho ổn là một băn khoăn của nhiều người.

HDL và LDL cholesterol

Càng nhiều nghiên cứu được tiến hành thì càng nhiều bác sỹ nhận ra rằng ngay cả việc phân biệt hai loại cholesterol cũng có nhiều tranh cãi.

Như nhiều người đã biết, cơ thể có 2 loại cholesterol trong vòng tuần hoàn: lDL và HDL cholesterol. Nhiều người cho rằng LDL là cholesterol xấu. Thật không công bằng chút nào khi coi LDL là đại diện cho tất cả các cholesterol trong cơ thể và những loại protein “đưa đón” chất báo đi ra, đi vào tế bào. Chúng chỉ khác nhau về kích cỡ.

HDL cholesterol là gì? HDL là viết tắt của chữ lipoprotein tỷ trọng cao. Điều này cũng có nghĩa là phân tử HDL sẽ to hơn LDL. HDL vận chuyển phần cholesterol từ các mô đến gan nơi chúng sẽ được tách ra. LDL là lipoprotein tỷ trọng thấp. Tỷ số của LDL/HDL phù hợp phản ánh mức độ khỏe mạnh của hệ thống tim mạch.

Loại cholesterol thứ 3 không được đánh giá qua các xét nghiệm cholesterol nhưng có thể tính toán dựa vào nồng độ của triglyceride: VLDL – lipoprotein tỷ trọng rất thấp. VLDL có chứa 70% lthể tích là triglyceride, nhiều hơn LDL và HDL. VLDL vận chuyển phần lớn các triglyceride vào máu và lượng VLDL cũng như trygliceride càng cao là nguyên nhân hìnht hành các mảng bám ở động mạch.

Các dấu hiệu của tăng cholesterol

Vậy tăng cholesterol là gì? Bạn có thể cảm nhận được khi mắc bệnh không?

Thực ra tăng cholesterol không biểu hiện ra bên ngoài bất cứ triệu chứng nào. Chính vì thế mà chúng ngày càng nguy hiểm bởi tình trạng này kéo dài trong một vài năm sẽ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Nguyên nhân gây ra tăng lượng cholesterol là do chế độ ăn có quá nhiều omega 6 trong khi omega 3 lại quá ít, ăn nhiều đồ ăn chế biến sẵn, nhiều ngũ cốc tinh và quá nhiều đường. Hút thuốc, béo phì, lối sống tĩnh tại cũng góp phần làm tăng lượng cholesterol.

Với nhiều người, duy trì lượng cholesterol ở mức bình thường nằm ở chế độ ăn và lối sống.

7 cách đưa nồng độ cholesterol về bình thường

Dẹp mọi đồ ăn có chứa tinh bột

Lượng thực phẩm có chứa tinh bột và đường đều liên qua đến những bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa. Bạn đã bao giờ nghe đến chế độ ăn keto chưa. Đây là chế độ ăn hạn chế carb, giàu chất béo và lượng protein ở mức vừa phải, cùng với nhiều thực phẩm có lượng cholesterol thấp tạo được kết quả rất ấn tượng trong việc tăng lượng HDL cholesterol, giảm cân và triglyceride trong khi đó LDL cholesterol giảm đi. Thật khó tim nhưng tăng lượng chất béo nạp vào thực sự lại có thể điều hòa được cholesterol trong cả thời gian ngắn và dài hạn.

Nhưng kết quả của chế độ ăn trên lại không xảy ra ở trên trẻ em. Vì vậy hãy thay thế bằng chế độ ăn Địa Trung Hải – giảm bớt lượng đường tinh, tăng cường rau củ và chất béo lành mạnh. Lượng chất béo lành mạnh cũng giúp tăng được lượng LDL.

Thêm nữa nhé: một cách khác để đạt được mức cholesterol bình thường ngoài , đó là…..

Giảm cân

Giảm khoảng 5-10% số cân nặng của cơ thể giúp giảm lượng triglyceride và làm tăng lượng HDL. Nếu chỉ giảm cân quá ít thường ảnh hưởng đến LDL cholesterol, nhưng vẫn có thể cải thiện tỷ lệ cholesterol.

Uống 1 cốc rượu vang đỏ

Nếu bạn thắc mắc làm thế nào để giảm được lượng cholesterol thì đừng ngạc nhiên vì lời khuyên này nhé. Đó chính là việc uống rượu có thể nâng cao được lượng HDL. Tuy nhiên khi nói đển rượu, hãy nhớ đến rượu vang đỏ bởi chúng có nhiều lợi ích sức khỏe. Rượu mạnh và bia, đặc biệt là những đồ uống có đường không có nhiều giá trị dinh dưỡng.

Một nghiên cứu đã chỉ ra, dựa trên các mô hình mắc bệnh thông thường, uống 30g rượu/ngày cũng giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành xuống 24,7% và uống rượu có thể làm tăng nhẹ lượng triglyceride.  Với một số người có gen đặc biệt, khi uống rượu có thể làm tăng lượng LDL.

Với tất cả những lý do trên, mặc dù lời khuyên là hạn chế uống rượu, nhưng loại rượu vang đỏ vẫn nên được ưu ái hơn đặc biệt là rượu vang đỏ organic. Khuyến cáo uống 30 g rượu vang đr mỗi ngày sẽ là tốt nhất cho sức khỏe.

Ngừng hút thuốc

Hút thuốc là một trong những việc mà chúng ta đều biết là ảnh hưởng tới sức khỏe rất nhiều và cholesterol cũng là một trong số đó.  Hành vi này có thể làm giảm mức HDL trong khi tăng LDL, dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Hãy di chuyển thật nhiều

Lối sống tĩnh tại không hề tốt một chút nào, Tuy nhiên, việc tăng cường các bài tập đối kháng ở cường độ trung bình hoặc bài tập yếm khí cường độ cao có thể làm tăng mức HDL. Các bài tập điển hình có thể giúp giảm cân hoặc giữ dáng, đó là một thói quen tốt để bảo vệ sức khỏe.

Bổ sung thực phẩm chức năng hạ cholesterol

Một số thực phẩm bổ sung có thể giúp bạn giữ mức cholesterol bình thường. Nhưng khi bổ sung bất cứ một loại thực phẩm chức năng thì nên tham khảo ý kiến của bác sỹ và uống theo hướng dẫn của bác sỹ để tránh những ảnh hưởng không tốt.

Một số những chất có thể giúp ổn định cholesterol bao gồm niacin, men gạo đỏ, tinh dầu chanh sả

Thuốc điều hòa cholesterol

Những loại thuốc thông thường được coi là phương pháp đầu tay để điều trị tăng cholesterol, trong khi những loại thuốc này chỉ nên dành cho những trường hợp cholesterol tăng quá cao. Với những trường hợp tăng cholesterol ở mức nhẹ và vừa thì có thể điều chỉnh bằng thay đổi lối sống chẳng hạn nhưu chế độ ăn hoặc tập luyện.

 Một số thuốc thường được dùng để điều trị tăng cholesterol: statin, niacin, thuốc lợi mật, fibrat, PCSK9 inhibitor.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những thói quen ăn uống làm tăng lượng cholesterol

Ts.Bs. Trương Hồng Sơn và Bs. Đào Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Draxe
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm