Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

6 cách để cải thiện chất lượng không khí trong nhà

Mặc dù ô nhiễm không khí ngoài trời chắc chắn là một nguồn ô nhiễm độc hại, nhưng có thể dễ dàng quên rằng chất lượng không khí bạn hít thở ở nhà cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Theo thống kê, mức độ ô nhiễm không khí trong nhà có thể cao hơn gấp 100 lần các chất gây ô nhiễm không khí ngoài trời. Các tác động đến sức khỏe của ô nhiễm không khí trong nhà phụ thuộc vào loại chất ô nhiễm có trong không khí bao gồm: Ung thư, viêm phổi, hen suyễn, dị ứng, bệnh tim…

Những người mắc bệnh về hô hấp hoặc tim, cũng như trẻ nhỏ và người lớn tuổi, cũng có thể gặp nhiều nguy cơ phát triển một số vấn đề về sức khỏe liên quan đến chất lượng không khi trong nhà thấp.

Khi gặp các triệu chứng hô hấp mà không thể tìm được nguyên nhân, đó có thể là dấu hiệu cho thấy chất lượng không khí trong nhà đang rất kém. Bạn có thể thực hiện một số bước sau để cải thiện chất lượng không khí trong nhà và giúp giảm nguy cơ phát triển các tình trạng sức khỏe hoặc thậm chí có thể cải thiện chất lượng cuộc sống.

Giảm thiểu chất ô nhiễm

Một cách quan trọng để giữ cho không khí trong nhà của bạn sạch sẽ là tìm hiểu về các nguồn ô nhiễm phổ biến và tránh thêm các chất ô nhiễm. Một số chất ô nhiễm phổ biến bao gồm:

  • Radon: Radon là một loại khí phóng xạ tự nhiên, có thể thấm qua các vết nứt trên trái đất và tích tụ trong nhà và gây ra các vấn đề sức khỏe bao gồm cả ung thư phổi.
  • Khói thuốc: Bất kỳ ai tiếp xúc với khói thuốc đề có nguy cơ cao gây ảnh hưởng về sức khỏe bao gồm cả ung thư. Khói thuốc được tìm thấy trên bề mặt quần áo hoặc đồ đạc hấp thụ khói cũng có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Cách tốt nhất để ngăn chặn khói thuốc thụ động và khói thuốc trong không gian sống của bạn là tránh hút thuốc trong nhà. Nếu có thể, bạn cũng nên giảm thiểu thói quen này vì khói thuốc trên quần áo vẫn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Formaldehyde: Formaldehyde là một hợp chất hữu cơ dễ bay hơi phổ biến, một trong nhiều loại khí độc hại đôi khi phát ra từ các vật dụng gia đình thông thường. Formaldehyde thường được tìm thấy trong các loại keo dán gỗ và đồ nội thất. Tiếp xúc quá nhiều với chất này có thể gây ra các vấn đề hô hấp bao gồm cả viêm phế quản. Bạn có thể giảm ảnh hưởng của formaldehyde đến chất lượng không khí bằng cách. Chọn đồ nội thất đã qua sử dụng thay vì đồ mới vì Formaldehyde có thể giảm đi theo thời gian. Ngoài ra bạn có thể lựa chọn đồ nội thất bằng gỗ nguyên khối thay vì gỗ composite.
  • Các sản phẩm tẩy rửa: Một số sản phẩm tẩy rửa có chứa các hóa chất độc hại có thể tồn tại trong không khí bao gồm: Chất tẩy rửa kính, chất làm mát không khí, chất tẩy trắng… Lựa chọn các sản phẩm tẩy rửa an toàn có thể giúp giảm nồng độ chất gây ô nhiễm dư thừa trong nhà.
 

Thực hiện các bước để kiểm soát chất gây dị ứng

Những chất gây dị ứng phổ biến có thể gặp trong nhà bao gồm: bụi, lông thú, mạt bụi nhà. Vệ sinh nhà thường xuyên sẽ giúp cải lượng chất lượng không khí tổng thể trong nhà, ngoài ra còn giúp giảm nguy cơ mắc các triệu chứng về hô hấp như: sổ mũi, chảy nước mắt, viêm họng, hắt hơi, viêm da, ngứa. Ngoài ra một số cách khác để kiểm soát chất gây dị ứng bao gồm: chải lông và tắm cho thú cưng của bạn thường xuyên, giặt ga giường thường xuyên với nước nóng để tránh mạt bụi, chọn gối hoặc nêm không thấm nước để tránh mạt bụi.

Sử dụng máy lọc không khí

Sử dụng các loại máy lọc không khí là các hiệu quả để giữ không khí trong nhà luôn sạch. Các máy lọc không khí có bộ hấp thụ hạt hiệu quả cao (HEPA) có thể loại bỏ hơn 99% các chất ô nhiễm trong không khí bao gồm: các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, khói, bào tử nấm mốc, carbon dioxide dư thừa, lông thú cưng.

Cải thiện thông gió

Giữ cho không khí lưu thông trong nhà là một cách đơn giản để cải thiện chất lượng không khí.  Mở cửa sổ và cửa ra vào để không khí bên ngoài đi theo một chiều là cách hiệu quả nhất để thông khí trong nhà, nhưng cần phải đảm bảo chất lượng không khí ngoài trời tốt hoặc ít phấn hoa.

Giảm độ ẩm

Không gian trong nhà ẩm thấp có thể dẫn đến nhiều nguy hại cho sức khỏe, bao gồm cả sự phát triển của nấm mốc. Sự ẩm ướt và độ ẩm cao cũng có thể khiến các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi ngấm vào không khí trong nhà. Môi trường ẩm ướt trong nhà có thể do nhiều yếu tố, bao gồm: khí hậu ẩm ướt, trong nhà có nước đọng, khu vực thông gió kém như nhà bếp hoặc phòng tắm. Tình trạng ẩm ướt có thể dẫn đến nhiều triệu chứng về đường hô hấp như ho, khò khè và lên cơn hen suyễn.

Trồng cây trong nhà một cách khoa học

Nhiều lời khuyên nên sử dụng các loại cây trong nhà để giúp làm sạch không khí. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu vẫn chưa thống thất. Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy cây trồng trong nhà có thể giúp giảm thiểu các chất ô nhiễm không khí trong nhà cụ thể, bao gồm hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và các hạt mịn. Nhưng một kết quả khác trong năm 2019 đã nêu ra rằng hệ thống thông gió đã có trong hầu hết các tòa nhà có tác dụng loại bỏ hợp chất hữu cơ dễ bay hơi khỏi không khí nhiều hơn so với các loại cây trồng trong nhà. Cây trong nhà thậm chí có thể góp phần gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe nếu cây trồng trở thành nguồn nấm mốc hoặc gây dị ứng cho bạn.

Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong không gian sống của bạn và chúng có thể góp phần gây ra một loạt các ảnh hưởng sức khỏe ngắn hạn và dài hạn. Kiểm tra chất lượng không khí trong nhà của bạn có thể mang lại sự yên tâm nhất định nếu bạn lo lắng về ô nhiễm không khí trong nhà. Từ đó, thực hiện các bước để ngăn ngừa và giảm thiểu các chất ô nhiễm có vấn đề cụ thể có thể giúp bạn tối đa hóa chất lượng không khí trong nhà và giảm thiểu mọi rủi ro sức khỏe liên quan.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Làm thế nào để có một lá phổi khỏe mạnh?

Bs. Tạ Tùng Duy - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

Xem thêm