Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

6 bệnh về mắt khi về già

Mặc dù không phải tất cả các bệnh về mắt đều có thể ngăn ngừa được, nhưng một số biện pháp lối sống nhất định có thể làm giảm nguy cơ của bạn như không hút thuốc, đeo kính râm để bảo vệ mắt khỏi tia UV và ăn nhiều đa dạng các loại trái cây và rau củ. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Viện Y học ứng dụng Việt Nam:

Nguy cơ mắc các bệnh về mắt của bạn tăng lên theo độ tuổi, nhưng bạn có thể làm rất nhiều việc để ngăn ngừa tình trạng mất thị lực, bắt đầu bằng việc khám mắt thường xuyên. Khi bạn già đi, đôi mắt của bạn cũng vậy và thông thường bạn sẽ trải qua một số thay đổi về thị lực theo thời gian. Một số thay đổi có thể là một phần bình thường của quá trình già đi, nhưng một số thay đổi có thể là dấu hiệu của các bệnh có thể đe dọa thị lực của bạn nếu không được điều trị.

Thị lực kém và mất thị lực có thể khiến cuộc sống trở nên khó khăn, hạn chế khả năng độc lập và khả năng di chuyển, đồng thời khiến họ có nguy cơ bị té ngã và chấn thương. Đó là lý do tại sao bạn nên đi khám kiểm tra nếu bạn nhận thấy những thay đổi về thị lực của mình bạn cũng nên kiểm tra mắt thường xuyên, ngay cả khi bạn không có triệu chứng. Các khuyến nghị về tần suất khám mắt khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ của bạn, nhưng nói chung, người lớn từ 60 tuổi trở lên nên khám mắt toàn diện một hoặc hai năm một lần.

Dietary supplements to help fight macular degeneration | UCI Health |  Orange County, CA

Mặc dù không phải tất cả các bệnh về mắt đều có thể ngăn ngừa được, nhưng một số biện pháp lối sống nhất định có thể làm giảm nguy cơ của bạn như không hút thuốc, đeo kính râm để bảo vệ mắt khỏi tia UV và ăn nhiều đa dạng các loại trái cây và rau củ.

Bạn cũng cần quan tâm đến các yếu tố nguy cơ như bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ không chỉ mắc bệnh võng mạc do tiểu đường mà còn làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể và một loại bệnh tăng nhãn áp. Dưới đây là sáu vấn đề về mắt bạn nên biết.

Lão thị

Hầu hết những người qua tuổi 40 sẽ bị lão thị, một loại viễn thị liên quan đến lão hóa. Nhưng mặc dù lão thị là một phần tự nhiên của tuổi già, nhưng nó có thể khiến các hoạt động hàng ngày như đọc và làm việc với máy tính trở nên khó khăn.

Nếu bạn phải giữ tài liệu đọc xa hơn để đọc, gặp khó khăn khi đọc chữ in, cần nhiều ánh sáng hơn để đọc hoặc mỏi mắt bạn có thể bị viễn thị. Đối với hầu hết mọi người, kính đeo mắt hoặc kính áp tròng đều có tác dụng điều chỉnh hoặc cải thiện thị lực . Bác sĩ có thể bổ sung thêm thuốc cho bạn nếu cần.

Đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể khiến mắt bạn như có một đám mây mờ che trước mắt. Thủy tinh thế được tạo thành chủ yếu từ nước và protein, và khi một người già đi, protein trong mắt bắt đầu tích tụ và làm mờ thị lực. 

Ở giai đoạn đầu, bệnh đục thủy tinh thể có thể không gây ra triệu chứng nào, nhưng dần dần bạn có thể nhận thấy thị lực bị mờ hoặc có màu hơi nâu.

Nguy cơ đục thủy tinh thể tăng theo độ tuổi: Theo  Viện Mắt Quốc gia Hoa Kỳ, khoảng 2,5% người Mỹ trong độ tuổi từ 40 đến 49 bị đục thủy tinh thể, với tỷ lệ tăng dần lên gần 50% ở những người từ 75 đến 79 tuổi. Hút thuốc và tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể. Đục thủy tinh thể có khả năng điều trị cao bằng phẫu thuật. Phẫu thuật nhanh không đau và thường được thực hiện trên cơ sở ngoại trú bằng cách thay thế thấu kính bị mờ bằng một thấu kính nội nhãn nhân tạo.

Đọc thêm bài viết: Bổ sung vitamin nào tốt nhất cho đôi mắt?

Thoái hóa điểm vàng do tuổi tác

Theo một cuộc điều tra được công bố vào ngày 3 tháng 11 năm 2022 trên JAMA Ophthalmology , ước tính có khoảng 20 triệu người ở Mỹ từ 40 tuổi trở lên bị thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Hầu đang ở giai đoạn đầu, thường không gây ra triệu chứng, nhưng khoảng 1,5 triệu người bị thoái hóa điểm vàng do tuổi tác giai đoạn nặng, có thể gây giảm thị lực trung tâm hoặc giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt, xuất hiện điểm mù hoặc mờ trong tầm nhìn của bạn và giảm khả năng nhìn thấy màu sắc.

Thoái hóa điểm vàng do tuổi tác liên quan đến những thay đổi trong điểm vàng, một phần của mắt cần thiết để nhìn rõ các vật thể. Có hai dạng bệnh: thoái hóa điểm vàng do tuổi khô, hoặc teo và thoái hóa điểm vàng do tuổi tác ướt. Thoái hóa điểm vàng do tuổi tác khô có các giai đoạn sớm, trung gian và cuối, trong khi thoái hóa điểm vàng do tuổi tác ướt được coi là giai đoạn cuối của bệnh.

Ngay cả khi thoái hóa điểm vàng do tuổi tác không gây ra triệu chứng, bác sĩ có thể thấy những thay đổi ở mắt khi khám mắt, vì vậy khám mắt thường xuyên là cách tốt nhất để bạn phát hiện sớm thoái hóa điểm vàng.

Việc điều trị thoái hóa điểm vàng do tuổi tác thể khô còn hạn chế, mặc dù các chất bổ sung dinh dưỡng có thể làm chậm quá trình tiến triển từ giai đoạn trung bình sang giai đoạn nặng của bệnh và một loại thuốc mới có thể điều trị các giai đoạn nặng. Đối với thoái hóa điểm vàng thể ướt, thuốc kháng VEGF (tăng trưởng nội mô mạch máu) được tiêm vào mắt có thể ngăn chặn sự phát triển của các mạch máu bất thường và bảo tồn thị lực.

Bệnh võng mạc tiểu đường

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, khoảng 37 triệu người Mỹ mắc bệnh tiểu đường và khoảng một phần ba trong số họ sẽ phát triển bệnh võng mạc tiểu đường hoặc tổn thương võng mạc do lượng đường trong máu cao hoặc thay đổi. Ở giai đoạn đầu, bệnh võng mạc tiểu đường có thể không gây ra triệu chứng, nhưng theo thời gian, bệnh có thể dẫn đến thị lực mờ hoặc dao động, xuất hiện điểm mù, ruồi bay (đốm hoặc vệt nổi trong tầm nhìn của bạn), thị lực kém vào ban đêm và màu sắc mờ nhạt đi.

Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ có các khuyến nghị sàng lọc bệnh võng mạc tiểu đường cho người lớn mắc bệnh tiểu đường type 1, bệnh tiểu đường type 2 và phụ nữ mắc một trong hai loại đang mang thai hoặc dự định mang thai.

Ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh võng mạc tiểu đường, một trong những bước quan trọng nhất bạn có thể thực hiện là giữ cho lượng đường huyết và huyết áp của bạn ở mức lành mạnh, điều này sẽ làm giảm nguy cơ tiến triển bệnh và mất thị lực.

Các phương pháp điều trị cho các giai đoạn nặng hơn của bệnh võng mạc tiểu đường bao gồm điều trị bằng laser để ngăn chặn sự phát triển của các mạch máu mới, tiêm thuốc kháng VEGF để ngăn chặn sự phát triển của các mạch máu mới và tiêm steroid vào mắt để giảm viêm và ngăn chặn sự phát triển của các mạch máu mới. Tất cả những phương pháp điều trị này có thể làm chậm quá trình mất thị lực, nhưng chúng không thể chữa khỏi bệnh võng mạc do tiểu đường hoặc phục hồi hoàn toàn thị lực.

Hội chứng khô mắt

Để tầm nhìn vẫn rõ ràng, mắt phải được bôi trơn đầy đủ. Nhiều người lớn tuổi bị khô mắt do tiết ít nước mắt. Ngoài việc ảnh hưởng đến thị lực, khô mắt có thể gây khó chịu cho mắt, gây cảm giác châm chích và nóng rát, đau, đỏ, cảm giác cộm trong mắt và nhạy cảm với ánh sáng.

Không có cách chữa khô mắt, nhưng nước muối hoặc nước mắt nhân tạo sẽ làm giảm một số khó chịu và giữ cho thị lực rõ ràng hơn. Bạn nên chớp mắt thường xuyên và rời mắt khỏi màn hình máy tính cứ sau 20 phút nếu bạn dành nhiều thời gian cho máy tính.

Nếu thuốc nhỏ mắt không kê đơn không đủ để làm giảm các triệu chứng của bạn, hãy đến gặp bác sĩ để được giúp đỡ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều cần biết về lẹo ở mắt

Bệnh tăng nhãn áp: Tổn thương dây thần kinh thị giác

Bệnh tăng nhãn áp là một tập hợp các tình trạng mắt có thể làm hỏng dây thần kinh thị giác. Khoảng ba triệu người Mỹ mắc bệnh này. Bệnh thường là kết quả của việc tăng áp lực trong mắt, được gọi là áp lực nội nhãn, và nó có thể dẫn đến mất thị lực ngoại vi và cuối cùng gây mù hoàn toàn nếu không được điều trị.

Hầu hết bệnh tăng nhãn áp không gây ra triệu chứng trong giai đoạn đầu, nhưng nó có thể được phát hiện khi khám mắt. Theo các chuyên gia bệnh tăng nhãn áp góc đóng gây ra các triệu chứng cấp tính, bao gồm nhức đầu dữ dội, đau mắt dữ dội, buồn nôn hoặc nôn, nhìn mờ, quầng sáng hoặc vòng màu xung quanh và đỏ mắt. Bệnh tăng nhãn áp góc đóng là một trường hợp cấp cứu y tế. Bệnh tăng nhãn áp có thể được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt tại chỗ hoặc phẫu thuật.

BS Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everydayhealth
Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm