1. Nhiễm trùng
Bạn đang thắc mắc chẳng lẽ chỉ một chút sổ mũi cũng có thể khiến bạn trở nên ngốc nghếch hơn hay sao? Theo một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí PLOS One, nhiễm trùng hay các các đáp ứng liên quan miễn dịch có thể tác động xấu đến chỉ số IQ của con người. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng bởi chỉ có những nhiễm trùng nghiêm trọng mới có thể làm giảm chỉ số IQ mà thôi.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Aarhus ở Đan Mạch nhận thấy rằng những người phải điều trị nhiễm trùng tại bệnh viện sẽ bị giảm 1.76 điểm trong bài kiểm tra nhận thức so với những người không phải điều trị tại viện. Hơn nữa, những người mà phải nhập viện điều trị nhiễm trùng từ 10 lần trở lên sẽ bị giảm tới 5,54 điểm so với người khỏe mạnh bình thường. Các nhà khoa học tin rằng sự suy giảm chức năng não bộ trong trường hợp này là do đáp ứng miễn dịch của cơ thể với nhiễm trùng – đó là phản ứng viêm sẽ làm thay đổi cách thức liên lạc giữa các tế bào trong não bộ.
2. Ung thư
Bản thân bệnh ung thư không có tác động trực tiếp tới trí thông minh của bạn nhưng các phương pháp để điều trị ung thư thì cũng có ảnh hưởng ít nhiều. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Journal of Clinical Oncology đã chỉ ra rằng những loại thuốc trị liệu dành cho ung thư vú giai đoạn sớm như cyclophosphamide, methotrexat và fluorouracil (CMF) có thể gây ra tình trạng suy giảm nhận thức. Các nhà khoa học nhận thấy rằng những phụ nữ đã từng được tham gia hóa trị liệu có kết quả bài kiểm tra nhận thức rất kém, bao gồm cả các bài test về trí nhớ và tốc độ xử lý, so với những người chưa bao giờ được làm hóa trị. Thậm chí hậu quả này còn kéo dài tới hơn 20 năm. Mặc dù cơ chế đằng sau hiện tượng này vẫn chưa được làm rõ nhưng nghiên cứu giả thuyết rừng có thể sự khác biệt về cấu trúc não bộ sau khi tiếp xúc với các loại thuốc kể trên là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng suy giảm nhận thức.
3. Chấn thương đầu
Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Radiology chỉ ra rằng một tác động nào đó lên vùng đầu có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ làm việc, đặc biệt nếu bạn là phụ nữ. Theo các nhà khoa học thuộc Đại học y Đài Bắc (Đài Loan), những phụ nữ gặp phải những chấn thương não bộ nhẹ đạt được số điểm thấp hơn khi họ được kiểm tra trí nhớ làm việc thông qua hình ảnh cộng hưởng từ, so với những phụ nữ không bị chấn thương – hay ngay cả so với nam giới đã từng bị một tổn thương não bộ nào đó. Các nhà khoa học giả thiết rằng nguyên nhân có thể là do não bộ của phụ nữ thì dễ bị tổn thương hơn so với nam giới và thường tốn nhiều thời gian để hồi phục hơn.
4. Mất ngủ
Các nhà khoa học thuộc Đai học Pennsylvania đã đưa ra một kết luận rằng tình trạng mất ngủ hàng đêm kéo dài có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn hơn là tâm trạng mệt mỏi và cáu kỉnh vào ngày hôm sau. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí The Journal of Neuroscience sử dụng mô hình nghiên cứu tình trạng mất ngủ mãn tính trên chuột đã chỉ ra rằng mất ngủ kéo dài sẽ dẫn tới tổn thương não bộ không hồi phục và dẫn tới chết dần các tế bào não bộ - đặc biệt là các tế bào cần thiết cho sự tỉnh táo và nhận thức tối ưu. Các nhà khoa học tin rằng sự suy giảm nồng độ protein sirtuin type 3 (SirT3) với vai trò bảo vệ các nơ ron là nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này. Nếu không được nghỉ ngơi đầy đủ, các nơ ron sẽ không có cơ hội được hồi phục và do đó không thể thực hiện được các chức năng của mình.
5. Bệnh Lyme (sốt mò)
Bôi thuốc chống côn trùng và mặc quần áo nhiều lớp khi đi dạo trong những khu vực nhiều cây cối, bụi rậm cũng là những biện pháp giúp bảo vệ IQ của bạn. Ngoài những triệu chứng dễ nhận thấy như mệt mỏi, đau cơ khớp, bệnh Lyme còn gây rối loạn hoạt động của não bộ. Theo tiến sỹ Leo Shea thuộc Hiệp hôi nghiên cứu bệnh Lyme và các bệnh có liên quan, có một sự suy giảm đáng kể về chức năng của não bộ - bao gồm mất khả năng chú ý và tập trung, các vấn đề về trí nhớ và giảm khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ. Nguyên nhân được cho là do sự gia tăng áp lực ở phần đầu – cũng là một lý do gây nên những cơn đau đầu dữ dội thường hay xuất hiện ở những bệnh nhân bị bệnh Lyme – làm giảm tưới máu não và giảm cung cấp oxy để não bộ có thể hoạt động bình thường.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.