Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), có chế độ ăn uống lành mạnh với các thực phẩm giàu dinh dưỡng có thể giúp người bệnh đái tháo đường giảm và duy trì cân nặng ổn định, ổn định đường huyết, huyết áp và nồng độ mỡ máu hiệu quả hơn.
Bạn có biết tại sao một số thực phẩm lại giúp kiểm soát đái tháo đường tốt hơn?
Dưới đây là 5 “siêu” thực phẩm có thể giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm:
Các loại đậu
Các loại đậu (đậu xanh, đậu đen, đậu pinto… đều chứa nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất như sắt, magne, kali. Nhiều nghiên chỉ ra rằng, chế độ ăn nhiều các loại đậu có thể giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết tốt hơn, cả trong thời gian ngắn và dài hạn.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Jill Weisenberger (người Mỹ): “Hầu hết các loại đậu đều chứa nhiều tinh bột kháng tiêu hóa (resistant starch) và các dưỡng chất thực vật polyphenol. Theo đó, các lợi khuẩn đường ruột có thể dùng tinh bột kháng tiêu hóa và chất xơ để tạo ra các hợp chất có lợi cho cơ thể, giúp cải thiện độ nhạy với insulin”.
Người bệnh đái tháo đường nên ăn các loại đậu để cải thiện độ nhạy insulin.
Trong một nghiên cứu trên tạp chí Nutrition (Mỹ), các nhà khoa học cũng nhận thấy việc thay thế khoai tây hoặc gạo bằng các loại đậu có thể làm giảm lượng đường huyết của những người tham gia tới hơn 20%.
Các loại rau lá xanh đậm
Nhiều cứu chỉ ra rằng, ăn nhiều các loại rau lá xanh đậm (như rau chân vịt, cải xoăn, bông cải xanh…) có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Với người đã không may mắc bệnh, các loại rau này có hàm lượng calorie thấp, chứa ít carbohydrate. Do đó, người bệnh đái tháo đường có thể ăn các loại rau lá xanh đậm mà không lo tăng cân, đường huyết tăng vọt.
Các loại hạt và quả hạch
Người bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn nhiều so với người bình thường. Tuy nhiên, thay đổi chế độ ăn uống thường ngày của bạn có thể tạo ra sự khác biệt.
Một nghiên cứu trên 16.000 người bệnh đái tháo đường, công bố trên tạp chí Circulation Research (Mỹ) cho thấy: Người bệnh đái tháo đường type 2 ăn ít nhất 5 khẩu phần (mỗi khẩu phần 28gr) lạc/đậu phộng hoặc các loại hạt, quả hạch (như óc chó, hạnh nhân, hạt phỉ) mỗi tuần có thể giảm được nguy cơ mắc các bệnh tim mạch tới 17%, so với những người chỉ ăn dưới 1 khẩu phần/tháng.
Nhiều chuyên gia cho rằng các loại hạt và quả hạch có hàm lượng carbohydrate thấp, nhưng lại có thể cung cấp nguồn chất béo và protein dồi dào. Do đó, các “siêu” thực phẩm này có thể giúp bạn no lâu, trong khi vẫn giữ lượng đường huyết thấp.
Bạn có thể ăn nhẹ bằng các loại hạt, quả hạch, nhưng chú ý đừng ăn quá 43gr/ngày vì chúng vẫn có thể mang tới hàm lượng calorie cao, có thể gây tăng cân khó kiểm soát nếu ăn quá nhiều.
Các loại cá béo
Người bệnh đái tháo đường nên ăn các loại cá béo (như cá hồi, cá ngừ, cá thu và cá mòi) ít nhất 2 lần/tuần để tăng cường hàm lượng acid béo omega-3 cho cơ thể. Các acid béo omega-3 như EPA và DHA có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch, giảm nguy cơ sa sút trí tuệ cho người bệnh đái tháo đường.
Các loại quả mọng
Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, các loại quả mọng rất giàu dưỡng chất thực vật, có thể làm giảm sự hấp thụ glucose tại ruột, đồng thời cải thiện độ nhạy insulin của tế bào.
Theo đánh giá trên tạp chí Food & Function (Anh), việc thường xuyên ăn các loại quả mọng như việt quất, nam việt quất, dâu tây hay quả mâm xôi có thể giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát bệnh tốt hơn bằng cách kiểm soát đường huyết sau ăn hiệu quả.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Người bị đái tháo đường có ăn được bưởi ngọt không?
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.