Táo bón là tình trạng rất thường gặp và phần lớn có nguyên nhân từ ăn uống, sinh hoạt... không hợp lý. Điều đáng chú ý là táo bón có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe thể chất và tinh thần.
Có nhiều cách tự nhiên giúp giảm táo bón và mọi người có thể thực hiện một cách thoải mái tại nhà riêng.
Cơ thể thiếu nước dễ dẫn đến phân bị khô, cứng gây ra tình trạng táo bón. Do đó, để ngăn chặn điều này, bạn nên uống đủ nước mỗi ngày. Liều lượng nước khuyến cáo cho người lớn, khỏe mạnh là 40ml nước/kg cân nặng.
Bạn có thể bổ sung thêm nước trái cây như nước lê hoặc nước táo để ngăn ngừa táo bón do chúng có tác dụng nhuận tràng nhẹ.
Uống đủ nước giúp ngăn ngừa táo bón.
Theo TS. Saurabh Sethi, chuyên gia tiêu hóa tại San Francisco, Mỹ, để điều trị táo bón, các bác sĩ thường khuyên mọi người tăng cường ăn nhiều chất xơ.
Có nhiều loại chất xơ khác nhau, nhưng nhìn chung, chúng được chia thành hai loại: Chất xơ không hòa tan và chất xơ hòa tan. Để ngăn ngừa táo bón, mọi người nên cố gắng tiêu thụ hỗn hợp 2 loại chất xơ này với tổng lượng chất xơ khuyến nghị mỗi ngày là 25 gam (g) đối với nữ và 38 g đối với nam.
Thực phẩm chứa chất xơ không hòa tan giúp giảm táo bón.
Nhiều nghiên cứu đã báo cáo rằng, tập thể dục có thể giúp cải thiện các triệu chứng táo bón. Các nghiên cứu đã liên kết lối sống ít vận động với việc tăng nguy cơ táo bón. Vì lý do này, một số chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyên bạn nên tăng cường tập thể dục để cải thiện nhu động ruột.
Một số hoạt động được khuyến cáo cho người táo bón là đi bộ thường xuyên, bơi lội, đạp xe hoặc chạy bộ...
Vận động là biện pháp hiệu quả nhằm cải thiện nhu động ruột.
Lợi khuẩn probiotic là vi khuẩn sống, có lợi trong ruột, có thể giúp ngăn ngừa táo bón. Bổ sung lợi khuẩn này bằng các thực phẩm chứa probiotic như sữa chua, dưa cải bắp, kim chi hoặc men vi sinh...
Bên cạnh đó, để cải thiện tình trạng táo bón, bạn nên thêm vào chế độ ăn hằng ngày thực phẩm chứa prebiotic. Đây là một chất xơ carbohydrate hỗ trợ hệ tiêu hóa bằng cách nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong ruột, giúp tăng cường men vi sinh và cải thiện sự cân bằng của vi khuẩn đường ruột.
Một số thực phẩm chứa prebiotic bao gồm rau diếp xoăn, tỏi, hành, chối, đậu xanh...
Ở những người không dung nạp sữa, uống sữa có thể gây táo bón do ảnh hưởng của nó đến nhu động ruột. Điều này bao gồm cả trẻ em không dung nạp protein sữa bò và người lớn không dung nạp đường sữa.
Do đó, nếu nghi ngờ không dung nạp sữa, bạn nên đến khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán. Bác sĩ có thể đề nghị tạm thời loại bỏ sữa khỏi chế độ ăn uống, đồng thời tăng cường các loại thực phẩm giàu canxi khác để xem liệu nó có cải thiện các triệu chứng hay không.
Sữa có thể ảnh hưởng đến nhu động ruột với người không dung nạp sữa.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ăn gì để phòng táo bón trong mùa đông?
Thông qua bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ cũng bạn đi sâu vào tìm hiểu MK4 và MK7, so sánh các đặc tính và tác dụng của chúng, để giúp xác định lựa chọn loại Vitamin K2 tối ưu để kết hợp cùng Vitamin D3, giúp tối ưu hóa tác động đối vớisức khỏe của trẻ em.
Vitamin K2 (Menaquinone) quan trọng với sức khỏe của xương, có trong sữa, thực phẩm lên men và các sản phẩm từ động vật.
Canxi là chất khoáng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và hoạt động của hệ xương, cơ, thần kinh, nội tiết của cơ thể. Thiếu hụt Canxi ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Tiêm vaccine cúm là bước đầu tiên và quan trọng nhất để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh cúm. Tiêm vaccine cúm trong thời kỳ mang thai được khuyến nghị giúp bảo vệ cả mẹ và em bé khỏi bệnh cúm.
Tại Việt Nam, xu hướng tiêu dùng thực phẩm bền vững tốt cho sức khỏe và môi trường đang ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, để điều này trở thành hiện thực cần sự thay đổi nhận thức và hành động cụ thể của cả cộng đồng.
Vitamin D3 từ lâu đã được biết đến với vai trò quan trọng trong việc đảm bảo bộ xương chắc khỏe và phát triển chiều cao tối ưu. Không chỉ như vậy, những khám phá khoa học trong nhiều năm trở lại đây ngày càng làm sáng tỏ vai trò lớn hơn của Vitamin D3, đặc biệt là trong việc củng cố hệ thống miễn dịch.
Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện nhiều chức năng quan trọng như loại bỏ độc tố, chống nhiễm trùng, kiểm soát mức cholesterol và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, sức khỏe của gan thường bị xem nhẹ vì những vấn đề bệnh của gan ở giai đoạn đầu thường không rõ và dễ bị bỏ qua. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý để chăm sóc gan và tìm hiểu những bước cần thiết để giữ cho gan của bạn luôn khỏe mạnh.
Trà xanh không chỉ là thức uống thơm ngon, thanh mát mà còn là “liều thuốc” tự nhiên giúp bạn giảm nồng độ hormone cortisol hiệu quả, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức đề kháng.