Mất trí nhớ thường phổ biến nhất ở người già, những người có độ tuổi trên 65 tuổi trở lên. Mất trí nhớ ở người già có thể gây nhầm lẫn, làm giảm khả năng ghi nhớ, làm mất khả năng chăm sóc bản thân và khiến người già không có khả năng kiểm soát cảm xúc của mình.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh mất trí nhớ ở người già, có thể là do sự lão hóa nhanh của các tế bào thần kinh, do môi trường sống, căng thẳng, stress, mất ngủ hoặc chế độ dinh dưỡng… Nhưng mất trí nhớ do tuổi và bệnh tật là 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất trí nhớ ở người già:
Mất trí nhớ do tuổi: Quá trình phát triển của hệ thần kinh bắt đầu từ trong phôi thai và đến năm 25 tuổi thì hoàn chỉnh. Tuy nhiên, khi con người già đi các tế bào thần kinh bị lão hóa trong khi các tế bào mới không được sinh ra khiến người bệnh bị suy giảm trí nhớ, mất trí nhớ.
Mất trí nhớ do bệnh tật gây nên: Các bệnh như chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, viêm não, bệnh Alzheimer, rối loạn tuần hoàn não, stress, nghiện rượu hay lạm dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ,… đều có thể gây nên chứng mất trí nhớ, đặc biệt sẽ nghiêm trọng hơn ở người già. Hậu quả khôn lường của hiện tượng trên là mất trí nhớ tạm thời, quên nhanh những thứ vừa diễn ra ngay trước đó và không thể nào nhớ lại được, tuy nhiên những thứ đã diễn ra trong quá khứ thì vẫn có thể nhớ được, không bị mất hoàn toàn.
Để giảm nguy cơ mất trí nhớ người già cần thực hiện 5 thay đổi về lối sống dưới đây:
Rèn luyện trí óc của bạn: Các vận động trí não như ô chữ, tranh luận, giải đố, chơi cờ… giúp người già phòng bệnh mất trí nhớ hiệu quả. Cũng như những người đang bị mất trí nhớ khi về già có thể cải thiện bệnh tình. Bên cạnh đó, bạn có kích thích trí não bằng cách đọc sách, giải câu đố, tham gia các khóa học hoặc học một ngôn ngữ mới có tác dụng cải thiện của não.
Tập thể dục thường xuyên: Không chỉ giúp săn chắc cơ bắp, tập thể dục còn tăng cường trí nhớ, làm gia tăng lưu lượng máu trong cơ thể, cải thiện chức năng não. Khi bạn tập thể dục, não giải phóng norepinephrine, một hóa chất tác động mạnh mẽ lên bộ nhớ.
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và acid béo omega - 3: Các loại rau tươi và chất béo lành mạnh cần thiết cho sức khỏe não bộ. Đặc biệt, cần tây, bông cải xanh, súp lơ và quả óc chó đều có chứa chất chống oxy hóa giúp não khỏe mạnh, kích thích sản sinh các tế bào não mới. Củ nghệ, gia vị chính trong cà ri, có chứa một chất chống oxy hóa chống viêm đã được chứng minh tăng cường trí nhớ. Ngoài ra, tăng cường acid béo omega-3 bằng cách ăn nhiều cá, như cá hồi và cá ngừ tươi, sẽ duy trì chức năng não khỏe mạnh.
- Tránh uống rượu: Những người uống quá nhiều rượu, bia sẽ tăng gấp đôi nguy cơ mất trí nhớ vì vậy bạn nên hạn chế uống rượu bia ngay từ bây giờ.
- Không căng thẳng, stress: Các nhà nghiên cứu tại Thụy Điển cho biết phụ nữ tuổi trung niên có cuộc sống căng thẳng, stress có thể tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ sau này. Các nhà khoa học cho rằng hormone gây căng thẳng là nguyên nhân của điều này vì nó kích hoạt các thay đổi có hại trong não bộ. Để giảm nguy cơ mất trí nhớ về sau, tốt nhất mọi người nên giữ cho mình tinh thần thoải mái, lạc quan.
Lẹo mắt có thể phát triển khi tuyến dầu trong mi mắt bị nhiễm khuẩn. Căng thẳng có thể làm suy giảm hệ miễn dịch và căng thẳng có thể có liên quan đến tình trạng lẹo mắt
Vitamin D3 và K2 là hai vi chất đóng vai trò cốt lõi trong chuyển hóa canxi và phát triển xương. Khi được bổ sung đồng thời, vitamin D3 và K2 có tác dụng “hiệp đồng”, hỗ trợ tối đa quá trình xây dựng hệ xương chắc khỏe, giúp trẻ tăng trưởng chiều cao hiệu quả và an toàn.
Để giải độc thận, một chế độ ăn uống thông minh là chìa khóa. Ưu tiên thực phẩm tươi, giảm đồ ăn chế biến sẵn và nước ngọt để bảo vệ 'bộ lọc' quan trọng của cơ thể.
Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu là những sự kiện tiêu cực xảy ra trong độ tuổi từ 1 đến 17 tuổi. Những trải nghiệm tiêu cực này ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe của trẻ khi chúng lớn lên thành người trưởng thành và gây nên các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc các bệnh lý mãn tính. Đọc bài viết sau để hiểu thêm về các vấn đề mà trẻ có thể gặp phải lúc trưởng thành khi có các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu!
Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.
Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.
Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.
Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.