Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

4 cách giảm đau nhức khi tập thể dục không cần dùng thuốc

Đau nhức cơ thể hay còn gọi là đau nhức cơ bắp khởi phát chậm (DOMS) là tình trạng thường gặp ở những người mới tập thể dục hoặc tăng cường độ tập. Tình trạng này là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang có những biến chuyển tốt. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài không dứt thì đó có thể là dấu hiệu của tình trạng chấn thương cần lưu ý.

Nguyên nhân gây đau nhức khi tập thể dục

Theo các chuyên gia y tế, bất cứ hoạt động cơ thể nào cũng có thể gây ra DOMS, đặc biệt là khi bạn mới bắt đầu tập luyện, khiến các vùng cơ vốn đang quen “yên ổn” phải hoạt động nhiều hơn. Trong gần 1 thế kỷ, DOMS được cho là tác dụng của sự tích tụ acid lactic trong cơ bắp. Tuy nhiên, khoa học đã chỉ ra rằng, đó là một sai lầm. Cơ thể phân hủy glucose thành acid lactic và sử dụng làm nhiên liệu cho cơ bắp hoạt động. Khi cơ thể vận động nhiều, ví dụ như tập thể dục thể thao, lượng glucose được phân hủy thành acid lactic nhiều hơn, chúng được loại khỏi cơ thể sau vài giờ. Vì vậy, không thể nói rằng, sự tích tụ của acid lactic trong cơ thể là nguyên nhân gây ra DOMS.
 
Thay vào đó, các nhà nghiên cứu cho rằng, quá trình cơ thể sửa chữa những tổn thương vi mô trong cơ bắp do tập thể dục có thể gây ra sưng, cứng, đau, giảm sức mạnh và phạm vi chuyển động của các vùng cơ thể tương ứng. Trong các trường hợp đau cấp tính thường chỉ đau do kích thích thụ cảm thể, đau kéo dài thường do sự phối hợp của nguyên nhân kích thích thụ cảm thể và nguyên nhân thần kinh cụ thể như sau: 
 
- Đau do kích thích thụ cảm thể: Da, cơ, xương khớp là các cấu trúc có thể cảm nhận được triệu chứng đau do chứa nhiều thụ cảm thể. Khi các cấu trúc này bị nén, co thắt, căng thẳng, viêm hoặc kích ứng sẽ kích thích thụ cảm thể truyền tín hiệu cho não bộ khiến cơ thể cảm nhận được cơn đau. 
 
- Đau do nguyên nhân thần kinh: Chèn ép, tổn thương hoặc sự tăng sinh gốc tự do có thể làm phá hủy lớp màng bao bọc bên ngoài dây thần kinh khiến xung điện bị rò rỉ gây những cơn đau kiểu châm chích dai dẳng, kéo dài nhiều ngày không khỏi. 
 
4 cách giảm đau nhức khi tập thể dục mà không cần dùng thuốc
Trong một số trường hợp bị đau kéo dài sau khi tập thể dục, bạn nên đi khám để đảm bảo không có chấn thương. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số cách sau để giảm đau trong thời gian làm quen với các bài tập mới đó là:
 
1. Chườm nóng, lạnh
 
 
Thông thường, các vận động viên sẽ sử dụng phương pháp chườm lạnh để giảm đau do DOMS gây ra. Tuy nhiên, để vùng cơ tiếp xúc với nước lạnh (thường là ở mức 10 độ C) trong 15 phút không thực sự dễ chịu nên các chuyên gia đã nghiên cứu phương pháp chườm nóng. Một túi chườm có nhiệt độ khoảng 40 độ C được đặt trên vùng cơ đau trong vòng 8 giờ sẽ giúp giảm đau mà không gây tổn thương vùng da khi chườm. Cách này dễ chịu hơn so với chườm lạnh nhưng lại tốn thời gian hơn nhiều. Ngoài ra, hiện nay giải pháp chườm nóng lạnh xen kẽ cũng được áp dụng và cho kết quả khả quan.
 
2. Massage
 
Những người từng bị DOMS cho rằng, phương pháp massage “thú vị” hơn so với chườm nóng lạnh. Theo một khảo sát nhỏ, thì có 6/9 người tham gia cho rằng họ thấy cơn đau giảm bớt khi massage vùng cơ bị đau hàng ngày. Tuy nhiên, điều khó khăn là hiệu quả này không thể nhìn thấy ngay khi thực hiện massage mà phải khoảng 48-72 giờ sau cơn đau mới có dấu hiệu giảm bớt. Do vậy, tự massage hoặc massage với con lăn được xem là giải pháp hữu hiệu cho người bị DOMS.
 
 
3. Ăn cherry hay uống nước ép anh đào
 
Theo một nghiên cứu trong phạm vi nhỏ, quả cherry có tác dụng giảm đau nhức cơ thể sau khi tập thể dục. Nghiên cứu này được thực hiện ngẫu nhiên trong 4 ngày với một nhóm sinh viên nam chạy bộ. Họ kéo dài quãng đường chạy từ 10km lên 15km. Kết thúc buổi chạy, một nửa nhóm được uống nước ép anh đào và một nửa nhóm chỉ uống nước thông thường. Sau 4 ngày, nhóm người uống nước ép anh đào ít bị đau bắp đùi, bắp chân hơn so với những người uống nước thông thường.
 
Một nghiên cứu khác được thực hiện trong 8 ngày với một nhóm cầu thủ bóng đá bán chuyên nghiệp. Một nửa trong số họ uống nước ép anh đào và nhóm còn lại sử dụng giả dược. Vào ngày thứ 5, họ được yêu cầu chạy nước rút trong một khoảng thời gian. Tình trạng đau nhức sau tập thấp hơn ở những người đã uống nước ép anh đào.
Theo các chuyên gia, quả anh đào (cherry) rất giàu anthocyanin, được biết đến với tác dụng giảm viêm. Nghiên cứu trên chuột đã tìm thấy anthocyanin có tác dụng tương tự như thuốc giảm đau nhóm NSAIDs.
 
4. Sử dụng sản phẩm giảm đau thảo dược

Bên cạnh những phương pháp nêu trên, ngày nay nhiều người có xu hướng sử dụng sản phẩm thảo dược tự nhiên trong hỗ trợ cải thiện tình trạng đau nhức sau khi chơi thể thao bởi tính an toàn và hiệu quả. Nổi bật trong số đó là sản phẩm giảm đau thảo dược có thành phần chính là chiết xuất vỏ cây liễu. 

 
Từ khi ra đời đến nay, sản phẩm đã nhận được sự tin tưởng của nhiều người sử dụng và đánh giá cao từ các chuyên gia bởi cơ chế tác động toàn diện vào nguyên nhân gây đau trong cơ thể đó là: 
 
- Chiết xuất vỏ cây liễu - thành phần chính của sản phẩm, chứa hàng ngàn hoạt chất sinh học, trong đó nổi bật là hoạt chất salicin sẽ chuyển hóa thành acid salicylic, có tác dụng kìm hãm những thụ cảm thể gây đau, khiến não bộ không nhận được cảm giác đau.
 
- Cao sơn đậu căn, huyền hồ sách, cao tô mộc, cao tam lăng và muối đồng, kẽm, mangan, magie có tác dụng chống oxy hóa vỏ bọc thần kinh, giúp vỏ đàn hồi, ngăn ngừa các xung điện bị rò rỉ, từ đó giảm đau do nguyên nhân thần kinh.
 
Bên cạnh tác động vào các cơ chế tây y gây đau nhức, trong đông y, nhóm thảo dược trên còn được biết đến với tác dụng hoạt huyết, tán ứ, tiêu tích, hành khí, chỉ thống được dùng trong các trường hợp khí huyết ngưng trệ, từ đó giúp giải quyết được cả căn nguyên gây đau nhức theo y học cổ truyền. 
 
Như vậy, sản phẩm giảm đau thảo dược hội tụ cả 2 hướng đi theo đông và tây y, vừa tác động toàn diện lên cơ chế đau nhức vừa tăng cường lưu thông khí huyết trong cơ thể lại không gây bất cứ tác dụng phụ nào ngay cả khi sử dụng lâu dài. Đây là một trong những đặc điểm ưu việt của sản phẩm so với các thuốc giảm đau tây y đặc biệt trong các trường hợp bị đau kéo dài. 
 
Mong rằng những thông tin hữu ích trong bài viết đã giúp bạn đọc lựa chọn được giải pháp phù hợp để cải thiện chứng đau nhức sau khi tập thể dục. Bên cạnh đó, đừng quên sử dụng sản phẩm giảm đau thảo dược có thành phần chính là chiết xuất vỏ cây liễu để đẩy lùi cơn đau bạn nhé! 
 
Minh Huyền - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

  • 15/05/2025

    5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

    Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

  • 15/05/2025

    Bệnh lý mùa hè thường gặp

    Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

  • 14/05/2025

    Chế độ ăn cho người bị chấy rận

    Chấy rận không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng có thể giúp tăng cường sức đề kháng, giảm ngứa ngáy và hỗ trợ quá trình điều trị chấy rận hiệu quả hơn.

  • 14/05/2025

    Lợi ích sức khỏe của ngải cứu

    Ngải cứu là loại rau cũng như phương thuốc được dùng phổ biến trong đời sống người dân. Mặc dù ngải cứu đã được sử dụng nhiều trong y học phương Đông với nhiều công dụng tuyệt vời trong suốt chiều dài lịch sử, tuy nhiên y học hiện đại chưa chứng minh được tất cả những lợi ích cổ truyền của ngải cứu. Cùng tìm hiểu về loại cây này qua bài viết sau đây!

Xem thêm