Buồn nôn là một hiện tượng không hiếm gặp, gây ra cảm giác khó chịu.
Theo Bác sĩ Chuyên khoa Tiêu hoá Andrew Boxer tại Gastroenterology Associates of New Jersey (GANJ), Mỹ, nguyên nhân gây ra phản ứng buồn nôn là do kích thích các thụ thể dopamine ở vùng postrema, một vùng não có trách nhiệm phát hiện độc tố trong máu và cũng là cơ quan kiểm soát tình trạng nôn mửa của cơ thể. “Bạn cảm thấy buồn nôn khi nó được kích hoạt, cho dù là buồn nôn do thức ăn, thuốc men hay tình trạng sức khoẻ”, ông chia sẻ.
Thường khi bị buồn nôn, mọi người đều tìm cách gây nôn hoặc làm giảm cảm giác buồn nôn bằng thuốc. Bên cạnh đó, còn có một số cách đơn giản khác làm giảm cảm giác buồn nôn được bác sĩ Boxer gợi ý dưới đây:
1. Sử dụng gừng
Gừng là một phương thuốc giúp giảm buồn nôn từ ngày xưa. Đến nay, các nhà khoa học đã lý giải được công dụng này của chúng, vì trong gừng có chứa các chất như gingerols và shogaols giúp thức ăn di chuyển qua ruột dễ dàng và nhanh chóng làm giảm hiện tượng buồn nôn.
Bác sĩ Boxer khuyên mọi người hãy thử uống trà gừng (nóng), ăn súp gừng hoặc dùng các loại thực phẩm bổ sung gừng. Lưu ý, gừng có thể gây ra tác dụng phụ như ợ nóng khi dùng quá nhiều. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
2. Bấm huyệt
Bác sĩ Boxer cho biết, bấm huyệt có thể làm giảm hiện tượng buồn nôn, đặc biệt là huyệt ở tay. Khi lưu lượng máu giảm ở dạ dày hoặc não, các dây thần kinh ở ruột sẽ bị kích thích dẫn tới buồn nôn.
Để thực hiện, bạn hãy dùng ngón trỏ ấn mạnh vào phần giữa của cổ tay mặt bên trong, cách bàn tay khoảng 3 đốt ngón tay. Việc ấn vào huyệt này có thể giúp các dây thần kinh, các cơ ở ruột, dạ dày được thư giãn và cải thiện lưu lượng máu, giảm triệu chứng buồn nôn.
Vị trí huyệt nội quan có thể giúp làm giảm cơn buồn nôn.
3. Bạc hà
“Bạc hà có tác dụng làm dịu thần kinh và thư giãn các cơ của đường tiêu hoá, giúp ngăn ngừa co thắt dạ dày”, bác sĩ Boxer chia sẻ.
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng bạc hà hay những thứ có mùi hương bạc hà để làm giảm cảm giác khó chịu do buồn nôn gây ra. Ví dụ như: tinh dầu bạc hà, lá bạc hà tươi, uống trà bạc hà, ăn kẹo bạc hà hay thậm chí dùng nước súc miệng có chứa bạc hà để “cấp cứu”.
Trên đây là những cách giúp làm giảm triệu chứng buồn nôn “cấp”. Khi thấy triệu chứng không thuyên giảm hoặc buồn nôn kéo dài, bạn cần liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ. Buồn nôn lâu ngày có thể gây nên tình trạng đau ngực, đau bụng, mờ mắt hoặc giảm cân.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nguyên nhân gây buồn nôn liên tục và cách điều trị.
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?